Cảnh báo nhiều F0 test nhanh dương tính tại nhà và tự đến bệnh viện
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBên trong khu điều trị bệnh nhân Covid-19 tại BV Thanh Nhàn |
Theo BS. Nguyễn Thị Lan Hương, Phó Giám đốc BV Thanh Nhàn, trước diễn biến tình hình dịch Covid-19 phức tạp, người dân tự mua test nhanh về kiểm tra. Khi có kết quả dương tính, người dân không thông báo với chính quyền địa phương, trung tâm y tế mà tự đi thẳng đến bệnh viện Thanh nhàn dẫn đến nguy hiểm.
Đó là bệnh nhân tự di chuyển, quãng thời gian rất là dài nguy cơ lây nhiễm, gây nên tình trạng quá tải cho bệnh viện. Khu khám sàng lọc của BV có phân luồng nhưng với mức độ ồ ạt của bệnh nhân ảnh hưởng đến công tác phân luồng cũng như công tác chờ đợi kết quả PCR cho bệnh viện.
Số lượng F0 tự đến viện, có ngày trên 20 bệnh nhân tự làm xét nghiệm và đến BV Thanh Nhàn. Bệnh nhân tự đến phòng khám và chờ đợi bệnh viện tiếp nhận và làm kết quả PCR gây quá tải cho bệnh viện. Thời gian chờ đợi lâu, không có chỗ để chờ đợi, gây ra lây chéo tại khu vực cách ly.
Theo vị đại diện BV, những bệnh nhân không rõ ràng yếu tố dịch tễ, bản thân bệnh nhân không biết khi bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng là ho, sốt, khó thở khi bệnh nhân đến phân luồng ngay tại cổng. Bệnh nhân ho, sốt đi vào đường mềm dành cho bệnh nhân ho, sốt. sau khi khai báo y tế, sẽ được test nhanh. Nếu kết quả âm tính tiếp tục cho vào khám khu vực ho sốt thông thường còn lại bệnh nhân dương tính chuyển sang phòng khám dịch tễ và tiếp tục chờ đợi làm PCR.
Gần như các bệnh nhân có test nhanh dương tính khi làm PCR thì 99% là dương tính. Bệnh nhân như thế sẽ được phân tầng. Tầng 1, sang khu tập trung, tầng 2 và 3 điều trị.
BV Thanh Nhàn thường tiếp nhận trên 100 bệnh nhân, thời điểm này là 120 bệnh nhân. Có khoảng 20-30 bệnh nhân trở nặng, cá biệt có giai đoạn lên đến 40 bệnh nhân ở tầng 3 (là tầng thở oxy cho đến khi bệnh nhân phải can thiệp bằng thở máy). Tuy nhiên những bệnh nhân trở nặng theo thống kê là các bệnh nhân chưa tiêm vắc-xin hoặc tiêm vắc-xin nhưng chưa đủ liều hoặc tiêm 2 mũi thời gian chưa đủ sinh ra kháng thể.
Theo quy định TP và Sở Y tế giao cho BV là 300 giường, trong đó 250 giường ICU (hồi sức tích cực) và 50 giường cho bệnh nhân mức độ trung bình. Với mức độ phân tầng như giai đoạn hiện tại chỉ tiêu phân cho BV là 100 giường bệnh nhưng BV đang điều trị 120 bệnh nhân. Với mức độ chỉ 20 giường nặng BV đã gấp 150% so với công suất và quy định của UBND TP và Sở Y tế giao cho BV.
Hiện tại BV đang có 8 bệnh nhân thở máy, nặng (tính từ thở oxy trở lên là 36 bệnh nhân) đa số bệnh nhân trên 80 tuổi dưới 90 tuổi, bệnh nhân nhiều bệnh nền, chưa tiêm vắc-xin hoặc tiêm 1 mũi nên khi bệnh nhân trở nặng rất khó khăn vì tuổi già và bệnh lý nền. Mặc dù tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 tử vong tại BV chưa có thống kê cụ thể nhưng tỷ lệ tử vong so với trước ngày 27-4 giảm hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, hiện tầng 2 của BV cũng ở mức quá tải do bệnh nhân vào đến nơi lúc đầu được phân vào tầng 2, sau đó chuyển nặng lên tầng 3. Cùng đó, do BV Thanh Nhàn là BV tuyến cuối của Hà Nội nên có cả bệnh nhân thuộc tầng 3 của các BV Đức Giang, BV Thanh nhàn chuyển đến.
Trước nguy cơ quá tải, đại diện BV Thanh Nhàn khuyến cáo, với bệnh nhân tại tầng 1 có thể được điều trị tại nhà theo quy định của TP cũng như Sở Y tế. Vì vậy, những bệnh nhân thể nhẹ vào viện sẽ gánh nặng cho ngành y tế bởi số giường điều trị cho bệnh nhân tầng 1 sẽ mất đi cơ hội điều trị cho bệnh nhân tầng 3 có cơ hội cứu sống được, số giường giảm đi khiến BV không thể nhận thêm tầng 3.
Bên cạnh đó, đại diện BV Thanh Nhàn đề xuất Sở Y tế có đào tạo cán bộ ở cấp huyện tại các trung tâm y tế phường trước hết là phải biết phân tầng, giám sát. Thực tế có những trung tâm y tế khi người bệnh báo kết quả test nhanh dương tính đã hướng dẫn họ đến BV Thanh Nhàn khám, không hướng dẫn họ ở lại theo dõi, phân tầng. Do vậy, việc này cũng là trách nhiệm của cán bộ y tế.
Vì thế, Sở Y tế và Trung tâm Y tế các quận, huyện phải tập huấn về kiến thức chuyên môn cho người dân tin tưởng y tế cơ sở, yên tâm ở nhà theo dõi, điều trị. Thay vì người dân cứ lên thẳng bệnh viện gây khó khăn cho việc phân luồng.
Đồng thời, BS. Lan Hương đưa ra lời khuyên: Người dân sau khi phát hiện F0 caabf bình tĩnh, lắng nghe cơ thể, làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế như: Đo nhiệt độ 2 lần/ngày, đo SPO2, nếu không thấy khó thở phải báo ngay trung tâm y tế.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại