Thứ năm 24/04/2025 06:21
Góp ý Dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Cấm chia sẻ thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa được đồng ý

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chiều 5/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách xem xét, cho ý kiến về Báo cáo một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau đối với dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
Cấm chia sẻ thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa được đồng ý
Quang cảnh Hội nghị chiều 5/4

Báo cáo một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, về giải quyết tranh chấp tại Tòa án, tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH và trên cơ sở kết luận của UBTVQH, Thường trực Ủy ban KH,CN&MT thống nhất với Cơ quan soạn thảo lựa chọn một phương án theo loại ý kiến thứ nhất và thể hiện như trong dự thảo Luật, quy định rõ về việc áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Quy định như vậy tuy có thể làm gia tăng khối lượng công việc của hệ thống Tòa án nhưng sẽ bảo vệ tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng và phù hợp với thông lệ quốc tế. Cụ thể, dự thảo Luật đã chỉnh lý khoản 2 Điều 70 vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Điều 78 sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 317 Bộ luật Tố tụng Dân sự, để đảm bảo tính khả thi, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Về việc bảo đảm cân bằng giữa quyền, nghĩa vụ của người tiêu dùng với quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh, Chủ nhiệm Lê Quang Huy cho biết, trên cơ sở ý kiến ĐBQH và kết luận của UBTVQH, Thường trực Ủy ban KH,CN&MT thống nhất với Cơ quan soạn thảo đã chỉnh lý, hoàn thiện một số quy định trong dự thảo Luật nhằm đảm bảo phù hợp và cân bằng quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong mối quan hệ với người tiêu dùng, không làm phát sinh gánh nặng bất hợp lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Bổ sung quyền được trả lại sản phẩm...

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước đề nghị Ban soạn thảo xem xét quy định quyền được trả lại sản phẩm, hàng hoá và được hoàn trả toàn bộ chi phí mua sắm sản phẩm, hàng hoá cần được áp dụng không chỉ đối với hàng hoá có khuyết tật mà còn với sản phẩm, hàng hoá không đúng như quảng cáo giới thiệu, cam kết hoặc công bố của tổ chức, cá nhân kinh doanh để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.

Về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng trong các giao dịch trên không gian mạng, đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị Ban soạn thảo điều chỉnh cho phép người tiêu dùng được phản hồi, đánh giá về tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp, đồng thời hiển thị đầy đủ và chính xác kết quả phản hồi, đánh giá, trừ những trường hợp phản hồi, đánh giá đó có vi phạm pháp luật và trái với đạo đức xã hội để phù hợp với thực tiễn và tăng tính khả thi cũng như hiệu lực, hiệu quả.

Ngoài ra, các quy định về nền tảng số cần thực hiện các biện pháp giám sát, phát hiện, cảnh báo cho người tiêu dùng về các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên các nền tảng có dấu hiệu nghi ngờ bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ… Đồng thời quy định về thời hạn loại bỏ khỏi nền tảng những tổ chức, cá nhân vi phạm.

Về quy định các vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đại biểu nhận thấy, quy định như dự thảo không thống nhất với các quy định tại các Điều 100, Điều 317 của Bộ luật Tố tụng Dân sự, dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng và ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Do đó, đề nghị không quy định thủ tục rút gọn trong các vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong dự thảo Luật để đảm bảo tính thống nhất, tránh mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật.

Đề xuất bổ sung quy định phát hiện, ngăn chặn hàng hóa không đủ tiêu chuẩn

Quan tâm phát biểu ý kiến về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) tại hội nghị, đại biểu Quốc hội Phạm Đình Thanh, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum cho rằng, về nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đại biểu cho rằng nội dung này đã được tiếp thu, bổ sung nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng phải được thực hiện tương sớm, kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật.

Cấm chia sẻ thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa được đồng ý
Đại biểu Phạm Đình Thanh, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum phát biểu tại Hội nghị

Tuy nhiên, để đảm bảo nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng thư sớm, theo đại biểu, ngoài các nội dung dự thảo Luật quy định, cần thiết bổ sung thêm quy định cơ quan nhà nước, tổ chức trong trường hợp cụ thể phải có trách nhiệm giám sát, phát hiện, ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan chức năng ngăn chặn hành vi sản xuất, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, có thể gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng hoặc gây thiệt hại về kinh tế của người tiêu dùng…

Đặc biệt là những sản phẩm, hàng hóa mà người tiêu dùng sử dụng hàng ngày như lương thực, thực phẩm. Ví dụ như hành vi sản xuất, chế biến, tiêu thụ thực phẩm bẩn, tình trạng trồng rau hai luống, lợn hai chuồng; tình trạng bơm nước, tạp chất vào thịt, cá, tôm để đưa đi tiêu thụ để xuất hiện rất nhiều.

Đại biểu dẫn chứng, thời gian qua, trong thực tế đã xảy ra vụ việc người tiêu dùng, nhất là công nhân, học sinh khu công nghiệp, trường học đã trở thành nạn nhân của các hành vi này. Rất nhiều trường hợp dĩ đã bị ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thức ăn…

Đại biểu cho rằng, những hành vi này nếu được phát hiện, ngăn chặn từ sớm trong quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển thì những sản phẩm hàng hóa này sẽ không đến tay người tiêu dùng và sẽ không gây thiệt hại đối với người tiêu dùng như xảy ra thời gian vừa qua.

Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn góp ý, về người tiêu dùng thuộc nhóm ưu tiên bảo vệ tại Điều 8, đại biểu nhận thấy, quy định này chưa chặt chẽ. Bởi vì đây là quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, trách nhiệm này chỉ phát sinh khi đầy đủ cả 3 yếu tố: phải có hành vi vi phạm xảy ra, phải có thiệt hại thực tế xảy ra, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm với thực tế thiệt hại xảy ra. Do đó, đại biểu đề nghị sửa quy định này chặt chẽ để đảm bảo phù hợp, thống nhất với Bộ luật Dân sự, đặc biệt phù hợp với bản chất quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Về các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 10, đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ đề nghị các quy định như dự thảo chưa bao quát đầy đủ các hành vi có tính chất phổ biến xảy ra trong thời gian gần đây, và đối chiếu với pháp luật liên quan cũng chưa đầy đủ. Do vậy, đại biểu đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm như: hành vi cung cấp, chia sẻ, phát tán, mua bán và trao đổi trái phép thông tin của người tiêu dùng. Đồng thời đề nghị rà soát thêm các pháp luật liên quan khác đang cấm các hành vi này để đảm bảo bao quát đấy đủ các hành vi này.

Cấm chia sẻ thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa được đồng ý

Góp ý về Điều 10 về các hành vi bị cấm của dự thảo luật, đại biểu Dương Khắc Mai, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông đề nghị bổ sung thêm quy định: Cấm hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của người tiêu dùng, trừ các trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh chuyển giao thông tin được thu thập phù hợp với quy định của luật này và pháp luật có liên quan cho bên thứ ba lưu trữ, hoặc phân tích nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh của bên chuyển giao và hai bên đã thỏa thuận bằng văn bản về việc bên thứ ba có trách nhiệm bảo vệ thông tin người tiêu dùng theo quy định của luật này.

Cấm chia sẻ thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa được đồng ý
Đại biểu Dương Khắc Mai, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông phát biểu góp ý vào Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Tại Khoản 3, Điều 18 dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) quy định: Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải sử dụng thông tin của người tiêu dùng chính xác, phù hợp với mục đích, phạm vi đã thông báo và phải được người tiêu dùng đồng ý.

Đại biểu Dương Khắc Mai cho biết, Luật An toàn thông tin mạng và Thông tư số 20 ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra yêu cầu về nghĩa vụ thông báo của bên kiểm soát dữ liệu hoặc chủ sở hữu hệ thống dữ liệu khi có sự cố hoặc hành vi xâm phạm dữ liệu xẩy ra. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát lại nội dung quy định tại dự thảo luật, nhằm đảm bảo sự tương thích, thống nhất nội dung trong các văn bản pháp luật có liên quan.

Liên quan đến bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nêu rõ đây là vấn đề rất quan trọng. Bên cạnh các thông tin về nhân thân còn có các thông tin như quá trình giao dịch, các hành vi mua bán cũng là những thông tin quan trọng có thể bảo vệ bởi pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo đó, đối với những thông tin này, các tổ chức, cá nhân kinh doanh thu thập hoặc các bên thứ ba được ủy quyền khi sử dụng, thu thập thông tin của người tiêu dùng đều phải có sự đồng ý và thỏa thuận của người tiêu dùng. Kể cả qua các giao dịch truyền thống cũng như ứng dụng nền tảng số đều phải có cơ chế đồng thuận của người tiêu dùng mới có thể cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh, các tổ chức trung gian thu thập và xử lý, sử dụng các thông tin của người tiêu dùng theo đúng các mục đích được yêu cầu.

Liên quan đến việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ ở Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà là một hệ thống pháp luật có liên quan. Vì vậy, quan điểm khi xây dựng này chủ yếu tập trung là bảo vệ quyền lợi của nhiều người tiêu dùng. Đồng thời tiếp thu ý kiến các đại biểu để nghiên cứu có quy định đồng bộ với Luật giao dịch điện tử để các chế định của các nền tảng số trung gian phục vụ cung cấp các dịch vụ hàng hóa sản phẩm đảm bảo đồng bộ, thống nhất.

Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là người yếu thế, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết cơ quan chủ trì thẩm tra đã sửa tên điều gọi “người dễ bị tổn thương” thành “người được ưu tiên bảo vệ”.

Đồng thời tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội sẽ cấu trúc lại Điều 8 dự thảo Luật để bảo đảm quy định cụ thể ai là những đối tượng dễ bị tổn thương, đối tượng yếu thế; họ được hưởng những các ưu đãi hay hỗ trợ gì và trách nhiệm của các chủ thể để bảo vệ cho các đối tượng tổn thương.

Người tiêu dùng dân tộc thiểu số có quyền giao kết hợp đồng bằng chữ viết, tiếng nói của mình Người tiêu dùng dân tộc thiểu số có quyền giao kết hợp đồng bằng chữ viết, tiếng nói của mình
Tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến Tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến
Đăng Khôi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 17/4, đoàn lãnh đạo Quận ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận Hoàn Kiếm do Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Vũ Đăng Định làm trưởng đoàn đã đến dâng
“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

Chiều 16/04/2025, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên Thảo luận cấp cao với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”.
Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 755/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Ra mắt đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Ra mắt đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Ngày 23/4, tại số 71 Hàng Trống (Hà Nội), Báo Nhân Dân long trọng tổ chức lễ giới thiệu đợt thông tin đặc biệt và Triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Luật Thủ đô 2024 hướng tới xây dựng thành phố xanh, sạch đẹp, văn minh

Luật Thủ đô 2024 hướng tới xây dựng thành phố xanh, sạch đẹp, văn minh

Mức độ ô nhiễm môi trường ở Thủ đô ngày càng diễn biến phức tạp. Trước bất cập này, Luật Thủ đô 2024 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.
Thủ tướng chỉ đạo chuẩn bị kỹ cho đàm phán thương mại Việt Nam - Mỹ

Thủ tướng chỉ đạo chuẩn bị kỹ cho đàm phán thương mại Việt Nam - Mỹ

Để chủ động, kịp thời ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ, ngày 22/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ lần thứ 5 để tập trung chỉ đạo các bộ, ngành chuẩn bị kỹ lưỡng cho các cuộc đàm phán sắp tới với phía Mỹ.
Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Ngày 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.
Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Để Hà Nội đạt được định hướng cho nền nông nghiệp Thủ đô như Nghị quyết 15-NQ/TƯ đề ra, trước tiên, Hà Nội cần lựa chọn công nghệ và sản phẩm chiến lược để đầu tư phát triển.
Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ hiện nay đã đặt ra câu hỏi cấp thiết về tương lai của nghề báo. Thực tế, công nghệ AI sẽ khó thay thế hoàn toàn người làm báo nhưng đòi hỏi người làm báo cần định vị vai trò để đồng hành, phát triển cùng công nghệ số.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động