Cải cách hành chính - gói hỗ trợ hiệu quả và công bằng nhất cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Ảnh minh họa. |
5 tháng đầu năm xuất nhập khẩu ảm đạm
Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 5/2023 (từ ngày 01/5 đến ngày 15/5/2023) đạt 23,89 tỷ USD, giảm 10,8% (tương ứng giảm 2,89 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 4/2023. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 118,58 tỷ USD, giảm 12,8% tương ứng giảm 17,47 tỷ USD; tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 112,01 tỷ USD, giảm 18% (tương ứng giảm 24,63 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.
Đáng báo động một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm trước thì năm nay đều giảm sút. Trong đó, một số nhóm hàng giảm như: điện thoại các loại và linh kiện giảm 4,47 tỷ USD, tương ứng giảm 19,5%; hàng dệt may giảm 2,3 tỷ USD, tương ứng giảm 17,4%; gỗ & sản phẩm gỗ giảm 1,88 tỷ USD, tương ứng giảm 30,2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện giảm 1,6 tỷ USD, tương ứng giảm 8,2%... so với cùng kỳ năm 2022.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 1 tháng 5/2023 đạt 8,09 tỷ USD, giảm 22,6% tương ứng giảm 2,36 tỷ USD so với kỳ 2 tháng 4/2023. Như vậy tính đến hết ngày 15/5/2023, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nhóm các doanh nghiệp này đạt 87,17 tỷ USD, giảm 12,4%, tương ứng giảm 12,39 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 73,5% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Như vậy, tính đến hết 15/5/2023, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 112,01 tỷ USD, giảm 18% (tương ứng giảm 24,63 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.
Nhập khẩu cũng giảm sâu, trong đó một số nhóm hàng giảm mạnh như: điện thoại các loại & linh kiện giảm 5,47 tỷ USD, tương ứng giảm 66,5%; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện giảm 4,39 tỷ USD, tương ứng giảm 13,4%; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác giảm 2,15 tỷ USD, tương ứng giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 8,18 tỷ USD, tăng 4% (tương ứng tăng 317 triệu USD) so với kỳ 2 tháng 4/2023. Tính đến hết ngày 15/5/2023, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 73,09 tỷ USD, giảm 18,1% (tương ứng giảm 16,14 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 65,3% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Cải cách thủ tục hành chính - khâu đột phá cho xuất nhập khẩu
Thủ tục kiểm tra chuyên ngành đang là khâu mất nhiều thời gian và công sức nhất trong quá trình thông quan. Cộng đồng doanh nghiệp đang rất chờ đợi nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được ban hành. Đây được xem là giai đoạn đầu tiên cho lộ trình cải cách kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu.
Tại Quyết định số 38 phê duyệt Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, tiến tới cụ thể hóa 7 mục tiêu cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành..
Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, cho biết: Trong đó ưu điểm lớn nhất của dự thảo nghị định mới đó là tính kế thừa kết quả kiểm tra, tức là 1 sản phẩm của cùng 1 nhà sản xuất, nếu đã nhiều lần đạt kết quả kiểm tra thì sẽ được tự động giảm mức độ kiểm tra ở những lần nhập khẩu tiếp theo và áp dụng cho mọi nhà nhập khẩu.
Hiện nay, việc chuyển đổi tự động này là chưa có và các nhà nhập khẩu vẫn đang phải đi trình xin cho từng trường hợp. Không chỉ riêng ngành chúng tôi, mà nhiều ngành hàng khác đều mong đợi điều này bởi nó giúp nâng cao được năng lực cạnh tranh. Bây giờ chúng ta cần thống nhất cách tiếp cận, cách làm.
Theo ước tính, khi Nghị định được triển khai, mỗi năm có thể tiết kiệm gần 1.400 tỷ đồng cho doanh nghiệp và gần 9.300 tỷ đồng cho nền kinh tế.
Có ý nghĩa với doanh nghiệp là vậy, nhưng sau gần 2 năm nay, các bộ, ngành vẫn đang trong quá trình xử lý những bất đồng đối với dự thảo nghị định này.
Ông Âu Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan, cho hay: Đến nay các bộ, ngành đã rà soát, cắt giảm được 12.600 mặt hàng. Tỷ lệ cắt giảm mới đạt được 15%. Còn theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành phải cắt giảm 50% danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành.
Như vậy, hiện vẫn còn khoảng 30.000 - 40.000 mặt hàng phải cắt giảm trong thời gian tới. Giờ thay đổi theo một hướng mới thì có thể chức năng nhiệm vụ của một bộ phận trong Bộ ấy nó không còn nữa, nhưng nếu chúng ta vì lợi ích chung của nền kinh tế, vì lợi ích chung của công đồng doanh nghiệp thì chắc chắn là phải tìm ra được một giải pháp mang lại lợi ích tốt nhất, chứ không phải tìm một giải pháp mà các bộ, ngành đều hài lòng.
Gần đây nhất tại Hội nghị “Phân tích chỉ số PCI, chỉ số PARINDEX, SIPAS năm 2022 và giải pháp nâng cao các chỉ số năm 2023” của tỉnh Bắc Giang vừa qua, Chánh Thanh tra tỉnh Bắc Giang Trương Văn Nam đề nghị các doanh nghiệp kiên quyết không “lót tay” cho cán bộ, công chức, không chấp nhận chi “bôi trơn” để được hưởng những lợi ích, những “ưu tiên” ngoài quy định của pháp luật.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận định cải cách hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có thể xem như một gói hỗ trợ hiệu quả nhất và công bằng nhất cho các doanh nghiệp hiện nay. Nghị định mới được ban hành sẽ như một cú hích trong bối cảnh nền kinh tế đang cần nhiều cú hích để trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao.
Giá thép hôm nay 24/5: Thị trường và xuất khẩu thép đều giảm | |
Nhiều mặt hàng xuất khẩu sụt giảm đang có cơ hội tiến vào thị trường Israel | |
Vượt "hàng rào xanh" trong xuất khẩu vào thị trường EU |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại