Các vụ mua bán chui cổ phiếu gia tăng trở lại?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênVừa qua, Bộ Công an cũng đã chỉ ra các sơ hở thiếu sót trong quy định của pháp luật về hoạt động chứng khoán và thủ đoạn các đối tượng phạm tội lợi dụng chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư. Ảnh minh họa: Pinetree Securities |
Liên tiếp các Cty bị xử phạt
Theo đó, bà Trương Khả Tú bị xử phạt 431,325 triệu đồng, theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 và điểm h khoản 5 Điều 33 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 và khoản 27 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP.
Bà Trương Khả Tú - người có liên quan đến bà Lư Khả Trân, thành viên Hội đồng quản trị Cty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (mã TAR-HNX) thực hiện giao dịch mua 1.847.000 cổ phiếu TAR từ ngày 18/5/2021 - 24/5/2021 (tương ứng với 18.470.000.000 đồng theo mệnh giá cổ phiếu TAR), mua 100.000 cổ phiếu TAR và bán 30.000 cổ phiếu TAR từ ngày 8/7/2021 - 13/7/2021 (tương ứng với 1.300.000.000 đồng theo mệnh giá cổ phiếu TAR), bán 1.917.000 cổ phiếu TAR từ ngày 13/8/2021 - 18/8/2021 (tương ứng với 19.170.000.000 đồng theo mệnh giá cổ phiếu TAR), bán 191.700 cổ phiếu TAR trong ngày 6/9/2021 (tương ứng với 1.917.000.000 đồng theo mệnh giá cổ phiếu TAR) nhưng không thực hiện báo cáo về việc dự kiến giao dịch).
Bên cạnh việc phạt tiền, bà Tú bị áp dụng hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn 4,5 tháng, quy định tại điểm b khoản 7 Điều 33 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 27 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP.
Về cổ phiếu TAR, hôm 25/10, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có thông báo chuyển cổ phiếu này sang diện hạn chế giao dịch. Theo đó, cổ phiếu này chỉ được phép giao dịch vào thứ sáu hàng tuần, bắt đầu từ ngày 30/10/2023.
Lý do được HNX cho biết, Cty Trung An chậm công bố báo cáo tài chính riêng và hợp nhất bán niên năm 2023 đã soát xét quá 45 ngày so với thời gian quy định.
Liên quan đến các vụ mua bán “chui” cổ phiếu, gần đây nhất, tháng 8/2023, UBCKNN đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Khánh Hưng - Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần đầu tư LDG (mã chứng khoán: LDG).
Theo đó, ông Hưng bị phạt tiền hơn 520 triệu đồng do đã có hành vi vi phạm hành chính “không báo cáo về việc dự kiến giao dịch” với hơn 2,6 triệu cổ phiếu LDG ngày 15/8/2023.
Trước đó, UBCKNN cũng xử phạt Cty CP Du lịch thương mại Nha Trang (Nha Trang Tourism) gần 1 tỷ đồng vì liên quan đến giao dịch cổ phiếu SKV của Cty CP Giải khát Yến Sào Khánh Hòa. Theo UBCKNN, Nha Trang Tourism được thực hiện giao dịch bán 500.000 cổ phiếu SKV từ ngày 1 - 30/12/2021. Tuy nhiên, tổ chức này đã bán 23.813 cổ phiếu SKV vào ngày 23/11/2021. Với hành vi này, Nha Trang Tourism bị xử phạt 7,5 triệu đồng.
Trước đó nữa, ngày 21/6/2021, Nha Trang Tourism bán 3,1 triệu cổ phiếu SKV nhưng không thực hiện báo cáo việc dự kiến giao dịch. Với hành vi này, Nha Trang Tourism bị phạt 930 triệu đồng.
Bên cạnh đó, UBCKNN còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, là việc đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán với DN này trong 3 tháng.
Vừa qua, UBCKNN đã có công văn số 5876 gửi các Cty chứng khoán triển khai phương án thực hiện kiểm soát nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin trước giao dịch của người nội bộ, người có liên quan của người nội bộ.
UBCKNN cho biết, cơ quan quản lý sẽ giám sát chặt chẽ các giao dịch bất thường, kiểm tra hành vi có dấu hiệu trục lợi, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Căn cứ danh sách người nội bộ, người liên quan do Tổng Cty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) gửi các Cty chứng khoán có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền đến từng nhà đầu tư là người nội bộ, người liên quan mở tài khoản giao dịch tại Cty chứng khoán hiểu rõ trách nhiệm tuân thủ quy định công bố thông tin…
Thủ đoạn của các đối tượng phạm tội
Vừa qua, Bộ Công an cũng đã chỉ ra các sơ hở thiếu sót trong quy định của pháp luật về hoạt động chứng khoán và thủ đoạn các đối tượng phạm tội lợi dụng chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư. Theo đó, các đối tượng đã lợi dụng việc mở tài khoản chứng khoán một cách dễ dàng, không kiểm soát, rồi thuê, nhờ người khác đứng tên mở hộ tài khoản để sử dụng mua bán, tạo cung cầu giả, đẩy giá lên cao, bán ra thu lợi bất chính.
Lợi dụng sơ hở trong quá trình kiểm soát vay vốn theo hình thức hợp tác đầu tư, lợi dụng Cty chứng khoán và Cty thứ ba để lách luật ký hợp đồng cho khách hàng vay với lãi suất hưởng cố định để thu lợi, từ đó các đối tượng có nguồn tiền giao dịch, mua bán, đẩy giá, thao túng mã chứng khoán để thu lợi bất chính.
Thời gian tới, Bộ Công an sẽ tập trung phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục kiểm tra, xác minh, làm rõ các đối tượng, hành vi có dấu hiệu “Thao túng thị trường chứng khoán”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, cùng các hành vi tương tự để kịp thời phát hiện, xử lý theo quy định của pháp luật, góp phần tăng cường hiệu lực công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực chứng khoán, trái phiếu DN, bảo đảm thị trường phát triển lành mạnh, minh bạch, an toàn, tạo niềm tin, tâm lý ổn định cho các nhà đầu tư.
Đồng thời, xem xét xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cho mượn tài khoản chứng khoán dẫn đến hành vi thao túng chứng khoán xảy ra thời gian qua, theo quy định tại khoản 1, Điều 34, Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 đối với cá nhân, pháp nhân.
EVF công bố phương án chào bán 351 triệu cổ phiếu để tăng vốn | |
Cổ phiếu bất động sản khởi sắc | |
Cổ phiếu HTP bị cảnh báo, có thể huỷ niêm yết |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại