Thứ tư 24/07/2024 21:11

Xét xử cựu Chủ tịch tập đoàn FLC: cổ đông muốn ông Quyết mua lại cổ phiếu

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tại toà, trong phần trình bày nguyện vọng, các bị hại mong muốn cổ phiếu ROS tiếp tục được niêm yết trên sàn chứng khoán. Đồng thời mong muốn ông Quyết mua lại số cổ phiếu của những cổ đông không muốn đồng hành cùng doanh nghiệp nữa.
Xét xử cựu Chủ tịch tập đoàn FLC: cổ đông muốn ông Quyết mua lại cổ phiếu
Các bị cáo trong phiên xét xử cựu chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết. Ảnh: N.N

Sáng 24/7, phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết tiếp tục phần xét hỏi.

Sau phần xét hỏi của các luật sư, HĐXX đã cho một số bị hại được nêu ý kiến trước tòa.

Ông V.X.H ( trú tại quận Long Biên, Hà Nội) hiện ông còn nắm giữ 1.300 cổ phiếu. Trước tòa, ông H cho biết thời điểm mua cổ phiếu, ông tự tìm hiểu về công ty và không biết gì về ông Trịnh Văn Quyết cũng như dàn lãnh đạo của doanh nghiệp này.

Bị hại này cho biết, số cổ phiếu trên hiện ông vẫn đang nắm giữ. Ông đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Quyết để bị cáo có thể tiếp tục sản xuất kinh doanh, để cổ phiếu chúng tôi lại tiếp tục được giao dịch trên sàn chứng khoán.

Một bị hại khác ở quận 10, TP HCM trình bày đang nắm giữ 200.000 cổ phiếu ROS. Bị hại này đề xuất cho giao dịch lại mã cố phiếu ROS hoặc đền bù bằng số tiền nhà đầu tư đã mua cổ phiếu.

Tương tự, anh L.Q.H (trú ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) nói bản thân đang mắc kẹt 150.000 cổ phiếu ROS. Tuy nhiên, anh H cho biết anh không được xem xét là bị hại mà chỉ là người liên quan. Anh H mong muốn HĐXX xác định lại, coi tất cả những cổ đông, người đang nắm giữ cổ phiếu ROS là bị hại.

Về yêu cầu, anh H muốn cổ phiếu ROS tiếp tục được niêm yết trên sàn chứng khoán. Hoặc “Ông Quyết hãy dùng chính tài sản của mình để mua lại số cổ phiếu của những người không muốn đồng hành cùng doanh nghiệp nữa” – anh H nói trước toà.

Xét xử cựu Chủ tịch tập đoàn FLC: cổ đông muốn ông Quyết mua lại cổ phiếu
Cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết. Ảnh: N.N

Trước đó, tại phiên xét xử ngày 23/7, cựu Giám đốc Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết thừa nhận cáo trạng là đúng. Đối với hành vi thao túng, bị cáo Quyết nhắc lại "thừa nhận hành vi mô tả trong cáo trạng".

Về mục đích của việc lừa đảo, bị cáo Quyết khẳng định: "Chưa bao giờ có mục đích chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư". Bị cáo cho rằng, bản thân có chủ trương mua công ty về xây dựng, bởi luôn luôn mong muốn có một công ty xây dựng để phục vụ cho công việc của Tập đoàn FLC. Nếu công ty này làm tốt hơn, khi đó sẽ làm cho các đơn vị ngoài tập đoàn.

Trước tòa, ông Quyết bày tỏ được dùng tài sản cá nhân trị giá khoảng 5.000 tỷ đồng của mình để khắc phục.

Tại tòa, cựu Chủ tịch FLC khẳng định, ngoài các tài sản đang bị phong tỏa, không còn thêm tài sản nào khác.

Ông Quyết cũng trình bày mới được cơ quan tố tụng cho phép bán hãng hàng không Bamboo Airways và trước mắt đã thu được gần 200 tỷ đồng. Số tiền này đã được chuyển vào tài khoản của Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra.

Số tiền 500 tỷ đồng tiếp theo nhận từ việc bán hãng hàng không Bamboo, ông Quyết cho biết sẵn sàng nộp để khắc phục hậu quả vụ án.

Xét xử cựu Chủ tịch tập đoàn FLC: cổ đông muốn ông Quyết mua lại cổ phiếu

Theo cáo trạng, để chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư, ông Quyết chỉ đạo Doãn Văn Phương - cựu Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty Faros (đang bỏ trốn) và Trịnh Thị Minh Huế tăng khống vốn góp Công ty Faros (mã cổ phiếu ROS) từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, niêm yết trên sàn chứng khoán.

Phương và Huế nhờ một số người đứng tên cổ đông nhận chuyển nhượng cổ phần của Faros. Lãnh đạo công ty ghi nhận thông tin gian dối này vào báo cáo tài chính kiểm toán và cáo bạch để hoàn thiện hồ sơ niêm yết cổ phiếu ROS.

VKSND TC cho rằng, cán bộ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Lưu ký chứng khoán và sàn HOSE đã dùng thông tin trên, chấp thuận niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS.

Các ông bà: Trần Đắc Sinh, Lê Hải Trà, Lê Thị Tuyết Hằng... bị cáo buộc biết rõ chưa đủ cơ sở xác định số vốn thực góp của Faros, nhưng do ông Sinh có quan hệ với ông Quyết nên họ "nhận lời làm nhanh hồ sơ niêm yết".

Các ông Lê Công Điền, Dương Văn Thanh, Phạm Trung Minh cũng bị cáo buộc biết rõ chưa đủ cơ sở xác định vốn của Faros là 4.300 tỉ đồng, nhưng vẫn chấp thuận đăng ký cổ phiếu ROS. Bị cáo Quyết đã bán 391 triệu cổ phiếu cho hơn 30.400 nhà đầu tư, chiếm đoạt 3.620 tỷ đồng.

Cũng theo cáo trạng, bị cáo Quyết chỉ đạo Huế mượn giấy tờ của 45 người khác đứng tên 20 doanh nghiệp và mở 500 tài khoản chứng khoán, nhằm thu lợi từ các cổ phiếu đã niêm yết thuộc hệ sinh thái FLC. Riêng ông Quyết đứng tên 23 tài khoản.

5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART liên tục được nhóm ông Quyết mua bán với khối lượng lớn, chi phối thị trường vào lúc mở cửa và đóng cửa phiên giao dịch.

Nhóm đặt lệnh mua bán rồi hủy nhằm tạo cung cầu giả. Hành vi này giúp ông Quyết thu lợi 723 tỷ đồng.

Nữ bị cáo là thợ may cho mượn chứng minh thư, ký giấy nhận tiền vay 360 tỷ đồng Nữ bị cáo là thợ may cho mượn chứng minh thư, ký giấy nhận tiền vay 360 tỷ đồng
Cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết khai gì trước toà? Cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết khai gì trước toà?
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động