Các doanh nghiệp đăng ký bình ổn định giá khi giá điện tăng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCác DN đăng ký bình ổn định giá khi giá điện tăng |
Sau tăng giá tiền điện được tính
Theo Quyết định 1062/QĐ-BCT của Bộ Công thương ban hành ngày 4/5/2023, giá bán lẻ điện cho sinh hoạt lên mức trên 1.920 đồng/kWh. Về giá bán lẻ điện sinh hoạt vẫn được chia làm 6 bậc. Bậc 1 từ kWh 0-50 là 1.728 đồng/kWh (biểu giá cũ là 1.678 đồng/kWh). Bậc 2 từ kWh 51-100 là 1.786 đồng/kWh (biểu giá cũ là 1.734 đồng/kWh). Bậc 3 từ kWh 101-200 là 2.074 đồng/kWh (biểu giá cũ là 2.014 đồng/kWh). Bậc 4 từ kWh 201-300 là 2.612 đồng/kWh (biểu giá cũ là 2.536 đồng/kWh). Bậc 5 từ kWh 301-400 đồng/kWh là 2.919 đồng/kWh (biểu giá cũ là 2.834 đồng/kWh). Bậc 6 cho kWh 401 trở lên là 3.015 đồng/kWh (biểu giá cũ là 2.927 đồng/kWh).
Theo Quyết định số 1062 của Bộ Công Thương, giá bán điện cho ngành sản xuất được chia theo cấp điện áp và khung giờ thấp - cao điểm và bình thường. Theo đó, cấp điện áp từ 110 kV trở lên, giá điện dao động 999 - 2.844 đồng/kWh tuỳ khung giờ cao, bình thường và thấp điểm.
Giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất: Đối với cấp điện áp từ 110kV trở lên: giờ bình thường 1.584 đồng/kW giờ; giờ thấp điểm 999 đồng/kW giờ; giờ cao điểm 2.844 đồng/kW giờ; cấp điện áp từ 22kV đến dưới 110kV: giờ bình thường 1.604 đồng/kW giờ; giờ thấp điểm 1.037 đồng/kW giờ; giờ cao điểm 2.959 đồng/kW giờ. Đối với cấp điện áp từ 6kV đến dưới 22kV: giờ bình thường 2.708 đồng/kW giờ; giờ thấp điểm 1.594 đồng/kW giờ; giờ cao điểm 4.532 đồng/kW giờ. Cấp điện áp dưới 6kV: giờ bình thường 2.746 đồng/kW giờ; giờ thấp điểm 1.671 đồng/kW giờ; giờ cao điểm 4.724 đồng/kW giờ.
Giá bán lẻ điện cho kinh doanh: Cấp điện áp từ 22kV trở lên: giờ bình thường 2.516 đồng/kW giờ; giờ thấp điểm 1.402 đồng/kW giờ; giờ cao điểm 4.378 đồng/kW giờ. Đối với cấp điện áp từ 6kV đến dưới 22kV: giờ bình thường 2.708 đồng/kW giờ; giờ thấp điểm 1.594 đồng/kW giờ; giờ cao điểm 4.532 đồng/kW giờ. Cấp điện áp dưới 6kV: giờ bình thường 2.746 đồng/kW giờ; giờ thấp điểm 1.671 đồng/kW giờ; giờ cao điểm 4.724 đồng/kW giờ.
Giá bán lẻ điện cho khối hành chính sự nghiệp: bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông: cấp điện áp từ 6kV trở lên: 1.690 đồng/kW giờ; cấp điện áp dưới 6kV: 1.805 đồng/kW giờ. Chiếu sáng công cộng, hành chính sự nghiệp: cấp điện áp từ 6kV trở lên: 1.863 đồng/kW giờ; cấp điện áp dưới 6kV: 1.940 đồng/kW giờ.
Tại buổi trao đổi thông tin diễn ra chiều cùng ngày về việc điều chỉnh giá bán điện, EVN cho biết, hiện nay, trong cơ cấu các khách hàng sử dụng điện, có khoảng 528.000 khách hàng kinh doanh dịch vụ, bình quân mỗi tháng trả 5,3 triệu đồng, sau thay đổi giá, sẽ trả thêm 141.000 đồng/tháng. Với 1,822 triệu hộ sản xuất, bình quân trả 10,6 triệu đồng/tháng, sẽ trả thêm 307.000 đồng/tháng. Với 662.000 khách hàng hành chính sự nghiệp, bình quân trả 2,01 triệu đồng/tháng, sẽ trả thêm 40.000 đồng/tháng.
Với các hộ tiêu thụ, theo tính toán từ EVN, tiền điện tăng thêm của mỗi hộ tiêu thụ 50 kWh/tháng là 2.500 đồng; hộ tiêu thụ 100 kWh/tháng là 5.100 đồng; hộ tiêu thụ 200 kWh/tháng là 11.100 đồng/hộ (nhóm khách hàng đang chiếm tỷ trọng lớn nhất); hộ tiêu thụ 300 kWh/tháng là 18.700 đồng và hộ tiêu thụ 400 kWh/tháng là 27.200 đồng/hộ.
Không tác động lớn tới CPI
Phó Tổng GĐ EVN Võ Quang Lâm khẳng định, trong quá trình triển khai, EVN cũng chia sẻ các khó khăn của DN, người dân để giảm thiểu tác động lên sản xuất, kinh doanh và đời sống ở mức ít nhất; với việc giá bán lẻ điện bình quân tăng 3% sẽ tác động lĩnh vực sản xuất sắt thép tăng thêm 0,18% giá thành; xi-măng 0,45%...; đây là mức tác động thấp tới nhóm các khách hàng sản xuất cũng như sinh hoạt.
Chuyên gia Nguyễn Tiến Thỏa, cho rằng mức tăng giá điện lần này sẽ tác động làm tăng CPI trực tiếp vòng 1 là 0,099%, tác động lan tỏa vòng 2 là 0,18%. Tuy nhiên, mức tăng thực tế có như vậy hay không, cao hay thấp hơn còn tùy thuộc vào sự chấp nhận của thị trường, của cung cầu và hiệu quả của các giải pháp bình ổn giá, kiểm soát lạm phát và các giải pháp tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh.
Để hạn chế việc “té nước theo mưa”, một số DN lợi dụng việc tăng giá điện để tăng giá hàng hóa, gây tác hại đến kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Nhà nước cần có chính sách tổng thể bình ổn mặt bằng giá.
Trước hết, Nhà nước cần yêu cầu DN đăng ký giá, ổn định giá, kê khai chi tiết giá thành sản xuất kinh doanh khi giá điện tăng 3% để tránh tình trạng giá điện tăng bao nhiêu thì giá thành sản phẩm cũng tăng lên bấy nhiêu.
Ngoài chính sách bình ổn giá, thì Nhà nước cũng cần nghiêm túc với việc công khai, minh bạch giá. Xử lý nghiêm việc lợi dụng tăng giá điện để tạo hiệu ứng tăng giá các mặt hàng một cách thiếu kiểm soát, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu.
Trước tác động của các biến động trên thế giới và các yếu tố cung-cầu trên thị trường, giá các loại nhiên liệu cung ứng cho sản xuất điện như là than, xăng dầu, khí đều tăng rất cao so với trước, dẫn đến giá điện ở nhiều nước tăng khá cao. Chi phí nhiên liệu mà chúng ta phải nhập khẩu để sản xuất điện cũng tăng theo giá thế giới, do đó đã làm cho chi phí phát điện tăng theo; giá nhiên liệu thế giới tăng và tỷ giá biến động làm chi phí mua điện của EVN tăng cao.
Giá đầu vào cho sản xuất điện, tỷ giá tăng là một trong những nguyên nhân cơ bản, khách quan tác động vào chi phí sản xuất điện. Giá điện đã được Chính phủ, các bộ, ngành và EVN nỗ lực giữ nguyên trong 4 năm qua. Ngoài ra, EVN đã thực hiện 5 đợt hỗ trợ giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khoảng 15.234 tỷ đồng.
Yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ và nghiêm túc quy trình thẩm định giá | |
Không thể điều chỉnh giá điện như chu kỳ giá xăng | |
Giá điện chính thức tăng 3% từ hôm nay (4/5) |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại