Câu chuyện tăng giá điện: nỗi lo muôn thuở
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Tăng giá điện khiến các gia đình phải tự cân đối lại chi tiêu. Ảnh: EVN |
Mức tăng giá 4,8%
Sau hai lần tăng giá vào tháng 5 và tháng 11/2023, lần đầu tiên trong năm 2024, giá bán điện bình quân chưa bao gồm thuế VAT được điều chỉnh tăng từ 2.000,79 đồng lên 2.103,1159 đồng, tương đương tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành kể từ ngày 11/10.
Với mỗi mức sử dụng, tiền điện sẽ tăng cụ thể như sau:
Bậc 1: Mức 0-50kWh: tăng 4.350 đồng/tháng
Bậc 2: Mức 51-100 kWh: tăng 8.850 đồng/tháng
Bậc 3: Mức từ 101-200 kWh: tăng 19.250 đồng/tháng
Bậc 4: Mức 201-300 kWh: tăng 32.350 đồng/tháng
Bậc 5: Mức 301-400 kWh: tăng 47.050 đồng/tháng
Bậc 6: Mức 401 kWh trở lên: tăng 62.150 đồng/tháng
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), để điều chỉnh giá điện tăng lần này dựa trên 3 cơ sở quan trọng là chính trị, pháp lý và thực tiễn.
Theo đó, về cơ sở chính trị là triển khai Nghị quyết số 55 ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có yêu cầu áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng và xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định.
Về cơ sở pháp lý, việc điều chỉnh giá bán lẻ lần này được thực hiện theo Quyết định số 05/2024 ngày 26/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Về cơ sở thực tiễn, theo EVN, giá thành sản xuất điện chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố đầu vào về sản lượng điện phát, giá than, dầu, khí, tỷ giá ngoại tệ. Với các yếu tố đầu vào nêu trên, khi có biến động lớn sẽ tác động lớn đến giá thành khâu phát điện cũng như giá thành điện thương phẩm…
Thở dài trước thông tin tăng giá điện
Chị Mai H (26 tuổi) – nhân viên văn phòng, hiện thuê trọ tại quận Thanh Xuân cho biết, hằng tháng chị đã phải trả 3,6 nghìn đồng trên mỗi số điện sử dụng. Chi phí cả thuê nhà, cả tiền điện nước hàng tháng ngót nghét 4 triệu đồng. So với mức thu nhập chưa đến 10 triệu đồng/tháng thì đây là khoản chi phí khá lớn của chị.
“Tiền điện trung bình 5 – 6 trăm nghìn đồng/tháng, dù đã sử dụng khá tiết kiệm. Giờ giá điện lại tăng, tôi cũng thấy lo vì biết chắc nhiều chi phí sẽ lên theo giá điện” - chị H bày tỏ.
Gia đình ông B (Long Biên) cũng thở dài trước thông tin tăng giá điện. Ngoài chi phí điện sinh hoạt, gia đình ông còn sử dụng điện để kinh doanh và bảo quản thực phẩm.
“Mỗi tháng tính riêng tiền điện đã hơn 10 triệu đồng. Tôi không thể cắt giảm được vì số lượng thực phẩm phải trả cho khách hàng luôn là cố định. Cũng không thể vì giá điện tăng mà tăng giá thực phẩm được. Đành chấp nhận lãi ít đi” - ông B cho biết.
Khách hàng phải trả thêm bao nhiêu tiền với mức giá mới?
Theo đại diện của EVN, việc tăng giá điện chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới các khách hàng sử dụng điện. Tuy nhiên mức tăng phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và bậc thang tính giá điện.
Cụ thể, đối với nhóm khách hàng sinh hoạt, EVN cho biết tỷ lệ sử dụng điện hiện được phân chia theo các bậc thang tiêu thụ, từ thấp đến cao. Với các hộ gia đình sử dụng điện dưới 50 kWh, mức tiền điện phải trả tăng thêm khoảng 4.350 đồng/hộ/tháng. Theo đó, nhóm hộ sử dụng từ 51-100 kWh, mức tiền điện tăng thêm khoảng 8.850 đồng/hộ/tháng.
Nhóm hộ sử dụng từ 101-200 kWh (chiếm 34,31% số hộ sinh hoạt, là nhóm khách hàng lớn nhất), mức tiền điện tăng thêm khoảng 19.250 đồng/hộ/tháng.
Nhóm hộ sử dụng điện từ 201-300 kWh, mức tiền điện tăng thêm khoảng 32.350 đồng/hộ/tháng.
Nhóm hộ sử dụng điện từ 301-400 kWh, mức tiền điện tăng thêm khoảng 47.050 đồng/hộ/tháng.
Nhóm hộ sử dụng điện từ 400 kWh trở lên, mức tiền điện tăng thêm khoảng 62.150 đồng/hộ/tháng.
Theo tính toán, đơn vị kinh doanh dịch vụ có khoảng 547.000 khách hàng, trước đây trung bình mỗi tháng trả 5,17 triệu đồng tiền điện. Sau điều chỉnh, khách hàng ở nhóm này sẽ trả thêm khoảng 247.000 đồng mỗi tháng.
Đơn vị sản xuất có 1,921 triệu hộ, trung bình mỗi tháng trả 10,38 triệu đồng. Sau điều chỉnh, tiền điện tăng thêm 499.000 đồng/tháng. Đây cũng là nhóm khách hàng chịu tác động lớn nhất trong đợt điều chỉnh giá điện lần này.
Đơn vị hành chính sự nghiệp có khoảng 691.000 khách, trung bình mỗi tháng trả 1,93 triệu đồng. Sau điều chỉnh, số tiền phải trả tăng thêm 91.000 đồng/tháng.
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại