Thứ năm 28/03/2024 18:47

Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ mẹ sang con

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tối 23/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo bệnh đậu mùa khỉ là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu sau khi Uỷ ban khẩn cấp của WHO họp lần thứ 2 đánh giá nguy cơ đậu mùa khỉ.
Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ mẹ sang con
WHO bổ sung thêm con đường lây nhiễm đậu mùa khỉ là từ mẹ sang con qua nhau thai (ảnh minh hoạ)

Trước đó, ngày 31/1/2020, WHO công bố Covid-19 (nCoV) là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu. Đến ngày 11/3/2020, WHO tuyên bố Đại dịch COVID-19.

Theo CDC Hoa Kỳ, đến 17h ngày 22/7/2022, toàn thế giới ghi nhận 16.836 ca mắc đậu mùa khỉ tại 74 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Hầu hết ca mắc (16.593 bệnh nhân) ghi nhận tại 68 quốc gia không có tiền sử đậu mùa khỉ ttrước đây. Số bệnh nhân còn lại (243 bệnh nhân) ghi nhận tại 6 quốc gia nơi vẫn có đậu mùa khỉ lưu hành.

CDC Hoa Kỳ theo dõi chặt chẽ các trường hợp đậu mùa khỉ được phát hiện gần đây tại Hoa Kỳ.

Về đường lây truyền của đậu mùa khỉ, WHO nêu rõ: Virus đậu mùa khỉ có thể lây nhiễm từ người sang người, thông qua tiếp xúc trực tiếp với các mụn phát ban, vảy mụn hoặc dịch cơ thể của người bệnh đậu mùa khỉ; Hơi thở trong quá trình tiếp xúc đối mặt kéo dài hoặc tiếp xúc vật lý gần gũi như hôn, ôm ấp hoặc quan hệ tình dục;

Lây qua các vật dụng như quần áo, chăn, đệm…đã bị chạm vào các vết ban hoặc dịch cơ thể của người bệnh.

Con người cũng có thể nhiễm đậu mùa khỉ từ các động vật đã bị nhiễm bệnh do bị động vật cào, cắn… hoặc khi chế biến thức ăn hoặc ăn các sản phẩm từ động vật đã nhiễm bệnh.

Đồng thời, CDC Hoa Kỳ đã bổ sung thêm đường lây truyền của virus đậu mùa khỉ từ mẹ mang thai sang thai nhi qua nhau thai.

Đậu mùa khỉ có thể lây từ thời điểm bắt đầu có các triệu chứng đến khi các mụn/ban hoàn toàn khỏi và một lớp da mới được hình thành. Chu kỳ bệnh thông thường kéo dài từ 2-4 tuần.

Người không có triệu chứng của đậu mùa khỉ không thể truyền virus cho người khác.

Tại thời điểm hiện nay, vẫn chưa rõ là liệu đậu mùa khỉ có thể truyền qua tinh dịch hay dịch âm đạo hay không.

Để phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ, WHO khuyến cáo mọi người tránh tiếp xúc gần gũi, chạm da với người có các nốt ban nhìn giống như đậu mùa khỉ; Không chạm vào các mụn/ban hoặc vảy của người bệnh đậu mùa khỉ; Không hôn, ôm, vuốt ve hoặc quan hệ tình dục với người bệnh đậu mùa khỉ;

Không dùng chung đồ dùng ăn uống hoặc /ly với người bệnh đậu mùa khỉ; Không xử lý hoặc chạm tay trần vào chăn, đệm hoặc quần áo, khăn tắm… của người bệnh đậu mùa khỉ;

Đồng thời, WHO khuyến cáo mọi người hãy rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sách hoặc nước sát khuẩn tay có chứa cồn.

Nếu đến các khu vực thuộc Trung và Tây Phi, hãy tránh tiếp xúc với động vật có thể truyền virus đậu mùa khỉ thường là loài gặm nhấm hoặc linh trưởng. Đồng thời cũng tránh các động vật ốm hoặc chết cũng như tránh chăn, ga, gối, đệm và các vật dụng mà chúng đã chạm vào.

Nếu bạn bị bệnh đậu mùa khỉ cần tự cách ly ở nhà. Nếu bạn có mụn ban hoặc các triệu chứng khác thì hãy cách ly trong phòng riêng hoặc khu vực xa nhất có thể với những người khác hoặc các vật nuôi trong nhà. Cùng đó, liên hệ ngay với nhân viên y tế để được tư vấn, hướng dẫn và khám bệnh, điều trị.

Nguy cơ lây nhiễm đậu mùa khỉ ở phụ nữ mang thai và trẻ em
Malaysia ghi nhận ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên
WHO tổ chức cuộc họp khẩn cấp lần thứ 2 về bệnh đậu mùa khỉ
Mỹ ghi nhận các ca đậu mùa khỉ đầu tiên ở trẻ em
WHO ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ
T. An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động