Bảo mẫu khiến cháu bé 7 tháng tuổi tử vong: Một mình trông 2 con đẻ vẫn nhận trông thêm 2 trẻ dưới 1 tuổi
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBị cáo Chu Uyển Vân mặc dù phải trông 2 con đẻ còn nhỏ nhưng vẫn cố nhận trông thêm 2 cháu dưới 1 tuổi. Ảnh: N.D |
Một mình trông 2 con đẻ vẫn nhận trông thêm 2 trẻ dưới 1 tuổi
Khai tại tòa, bị cáo Chu Uyển Vân cho biết, bản thân Vân ở nhà, không công ăn việc làm, chỉ trông 2 con nhỏ, 1 cháu 5 tháng và 1 cháu 3 tuổi. Trong đêm xảy ra sự việc, Vân nhận trông thêm 1 cháu bé 3 tháng tuổi cùng với nạn nhân, cháu N.B.K (SN 2022).
Ngày 9/1 Vân có nhận trông giữ cháu K. qua đêm. Lúc đưa cháu K. lên, chị H. (mẹ cháu K.) cho biết cháu K. mới tiêm vaccine nên cháu có hơi quấy và sổ mũi. Vân có nhận trông cháu K. và thống nhất, nếu quấy quá sẽ đem trả cho mẹ.
Bị cáo Vân cho biết, cháu bé quấy đêm nên bị cáo bế cháu suốt đêm. Đến sáng Vân có cho cháu K. uống sữa, sau khi cho ăn xong thì bị cáo đưa cháu K. vào trong phòng ngủ cùng với các cháu khác. Khi vừa cho ăn xong, mẹ của cháu K. có nhắn tin và hỏi cháu và yêu cầu chụp ảnh. Tuy nhiên, nhà tối nên bị cáo không chụp.
Sau đó, bị cáo ra dọn dẹp ở phòng khách, khi đang dọn thì nghe tiếng ho nhưng không biết của cháu nào nên tiếp tục dọn dẹp. Khi tiếp tục nghe 1 tiếng ho nữa thì quay vào kiểm tra thì thấy cháu K. mũi có bong bóng, sau khi lau mũi xong thì thấy cháu bé gồng lên và đập chân xuống giường.
Vân cho biết, mình chỉ nghĩ cháu bé bị sổ mũi như buổi tối hôm trước. Nhưng cháu K. vẫn gồng lên và đạp chân, bị cáo bế và đưa cháu bé ra phòng khách.
“Bị cáo thấy cháu bé gồng lên thì có bế cháu K. và vỗ lưng, nhưng mũi cháu bé vẫn tiếp tục chảy ra dịch trắng, vàng. Lúc đó bị cáo rất hoảng loạn, nhưng khi thấy cháu K. trớ ra thì nghĩ là đã ổn. Sau đó, thấy cháu K. lả đi…” - Vân khai tại tòa.
Vân cho biết, sau 15 phút sơ cứu, Vân mới điện cho cấp cứu, bên cấp cứu có hướng dẫn Vân mở youtube xem cách xử lý khi bé sặc sữa. Nhưng do hoảng loạn nên bị cáo đã không làm theo được và tiếp tục giục nhân viên y tế đồng thời vỗ lưng và hút mũi để ra hết dịch.
“Cháu bé tiếp tục gồng lên, vì xe cấp cứu chưa đến kịp nên bị cáo có nhờ anh Tuấn (chồng bị cáo) xuống sảnh tìm các nhân viên bán thuốc để nhờ họ hỗ trợ.”
Khi xe cấp cứu đến, bị cáo bế bé K. xuống xe, có được 2 nhân viên y tế hỗ trợ. Khi bế xuống xe, bị cáo không biết cháu K. có còn thở không nhưng đã bất động.
Mẹ cháu bé N.B.K tại tòa. Ảnh: N.D |
Không biết việc trông trẻ phải xin cấp phép của cơ quan Nhà nước
Tại tòa, bị cáo Vân cũng cho biết, trước khi nhận trông con cho chị H., bị cáo không hề quen biết chị H., chỉ sau khi chị H. chủ động nhắn tin cho Vân, lúc đó quan hệ của 2 người mới thiết lập. Giải thích việc chị H. nhắn tin cho mình, Vân nói mình có đăng trong nhóm cư dân trong tòa nhà, nội dung có nhận trông con sau đó chị H. có liên hệ và thỏa thuận việc trông cháu K.
Bị cáo thừa nhận không có chứng chỉ, không được cơ quan Nhà nước cấp phép. “Bị cáo không biết việc trông con trong giờ như thế phải xin cấp phép của cơ quan Nhà nước. Vì bị cáo thấy rất nhiều các bà, các mẹ trong tòa nhà nhận trông trẻ như thế nên bị cáo nghĩ nếu không có lớp thì sẽ không cần xin phép” - Vân nói.
Tại tòa, Vân cũng cho biết chồng có hỗ trợ trông con của bị cáo, 1 cháu gần 3 tuổi, 1 cháu mới 5 tháng tuổi. Vân cho biết, Vân không nói với chồng về việc Vân nhận trông trẻ để kiếm tiền. “Bị cáo nhận trông theo giờ, theo ngày nhưng không có ai nhờ trông cả ngày, đêm mà chỉ trông một vài tiếng” - Vân giải thích.
Về việc cháu K., bị cáo đã thỏa thuận với chị H. nhờ trông trẻ trước đó cả tuần, với nội dung đến hôm tới cháu đi tiêm vaccine sẽ gửi bị cáo khoảng 3 đêm để chị H. đi chữa bệnh. Trước đó, bị cáo chưa hề trông bé K. ngày nào.
Cháu bé vẫn chơi từ lúc mẹ đưa lên đến 12h đêm. Khi bị cáo cho ăn nhưng bé không ăn, bị cáo có bế cháu K. đung đưa để cháu ngủ. Khi HĐXX hỏi khi cháu K. quấy khóc thế thì tại sao không điện để mẹ cháu sang đón về. Nhưng Vân cho biết, cháu K. chỉ đòi bế nên bị cáo tự tin sẽ dỗ được cháu K.
Trả lời về việc tại sao vừa trông con, trông 1 bé khác lại nhận trông thêm cả con chị H., Vân cho biết: “Bởi lúc đó sắp Tết rồi nên bị cáo muốn có thêm chút thu nhập.”
Về vấn đề cả đêm đến sáng vẫn dùng một bịch sữa, bị cáo Vân cho biết không biết là sữa gì, cũng không biết là bảo quản thế nào nên bị cáo không nghĩ ngợi gì nên khi cháu K. không ăn hết lại để đấy tiếp chứ không cất hay bảo quản.
“Con bị cáo đã từng bị sặc sữa, có hiện tượng gồng cứng người nhưng gồng như bé K. thì chưa” - Vân nói.
Vân cũng thừa nhận, không học những kỹ năng xử lý các tình huống của trẻ, chỉ xử lý theo thói quen, bản năng. Khi thấy có hiện tượng của bé K. thì bị cáo chỉ biết vỗ, khi thấy mũi ra nhiều quá thì bị cáo lấy miệng hút.
“Khi thấy cháu trào ra cả ở mũi, miệng thì bị cáo mới nghĩ là không đơn giản” - Vân nói.
Vân cho biết, từ lúc có biểu hiện bất thường đến khi bị cáo gọi cấp cứu là khoảng 15 phút. Vân cũng cho biết, Vân không biết khoảng thời gian 15 phút đó là “thời gian vàng” để cấp cứu cho bé khi bị sặc sữa.
Trả lời câu hỏi gần nhà bị cáo có BV Đa khoa Gia Lâm, bị cáo Vân cho biết, do không biết tình trạng của cháu K. như thế nào nên không biết có cần, có nên đưa đến BV hay không? “Khi sơ cứu khoảng 20 phút cháu bé đã lịm đi. Khi xe cấp cứu đến bé đã không còn cựa nữa rồi. Lúc bị cáo đang gọi cho chị H. là bé đang sặc, vẫn còn phản ứng” - Vân nói trước tòa.
Sau lời khai bất nhất của bị cáo Chu Uyển Vân, chủ tọa mời người tham gia tố tụng khác là anh Nguyễn Đình Hoàng (nhân viên cấp cứu 115) lên đối chứng.
Anh Hoàng khai, lúc 7h50 ngày 10/1, anh nhận được điện thoại từ trung tâm cấp cứu, tại khu đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm (Hà Nội) có cháu bé bị sặc sữa. "Trên đường đi, nhận thấy quãng đường xa, việc cứu cháu bé bị sặc sữa chỉ khoảng 5 đến 6 phút, nếu quá thời gian vàng này nguy hiểm đến tính mạng nên chúng tôi đã gọi đến số điện thoại đã gọi lên trung tâm cấp cứu bảo họ xem trên youtube hướng dẫn sơ cứu trẻ bị sặc sữa." - anh Hoàng nói.
“8h10 tôi có gọi cho số thuê bao gọi cấp cứu và báo đã đến nơi. Một lúc sau, thấy một phụ nữ bế một cháu bé xuống trong tình trạng tim ngưng đập, mặt mũi tím tái nên chúng tôi thông báo trẻ ngừng tuần hoàn. 20 phút sau, một người phụ nữ khác đến nhận là mẹ cháu bé chúng tôi thông báo như trên và tiếp tục sơ cứu” - anh Hoàng nói và cho biết, mẹ cháu có nguyện vọng đưa đến bệnh viện, khi đến nơi không cứu được...
Xét xử bảo mẫu khiến cháu bé 7 tháng tuổi tử vong | |
Truy tố bảo mẫu vô ý khiến bé 7 tháng tuổi tử vong ở Gia Lâm |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại