Bám sát quy định của Chính phủ, Bộ Tư pháp về thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNgười dân thực hiện TTHC tại phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm |
Trong năm 2022, để triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022); Công văn số 295/UBND-NC ngày 27/1/2022 của UBND TP về hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ Tư pháp... bảo đảm thống nhất, chất lượng, hiệu quả và thực hiện việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, từ năm 2022, UBND quận đã đề nghị Trưởng các phòng, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các phường tổ chức thông tin, tuyên truyền các quy định đến các đơn vị ngay từ đầu năm.
Đồng thời, yêu cầu các đơn vị tổ chức quán triệt, tập huấn bằng hình thức phù hợp nhằm nâng cao năng lực cho các cơ quan, đơn vị và đội ngũ cán bộ công chức quận, phường được giao quản lý, tham mưu công tác đánh giá, công nhận phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
UBND quận Nam Từ Liêm đã đề nghị phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp các phòng, ban có liên quan tham mưu thành lập, kiện toàn Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật quận. Đề xuất và thực hiện các giải pháp hỗ trợ các địa bàn khó khăn, chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (nếu có); Thực hiện chỉ đạo tổ chức điểm, hỗ trợ xây dựng, triển khai mô hình phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Tham mưu, xem xét, bố trí kinh phí triển khai nhiệm vụ xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí hợp pháp hỗ trợ các hoạt động liên quan đến việc thực hiện các tiêu chí phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc đánh giá, công nhận phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật không đúng quy định pháp luật (nếu để xảy ra). Định kỳ hàng năm tổng kết, biểu dương, khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đánh giá, công nhận phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương, cơ quan, đơn vị.
Đặc biệt, quận đã nhấn mạnh đây là nhiệm vụ quan trọng, là tiêu chí để đánh giá, xếp loại Đảng bộ, chính quyền và xem xét thi đua khen thưởng của các phường. Năm 2021 quận Nam Từ Liêm có 10 phường (chiếm tỉ lệ 100% số phường trên địa bàn) đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo các chỉ tiêu, tiêu chí đặt ra.
Ông Nguyễn Văn Bích, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm cho hay, thời gian qua, quận Nam Từ Liêm đã đẩy mạnh quán triệt, truyền thông nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân về chủ trương xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Trên cơ sở nắm quyền của mình, người dân đã có nhiều đóng góp về công tác cải cách hành chính, trật tự đô thị, môi trường tại các hội nghị tiếp xúc cử tri. Nhiều nội dung đã được quan tâm giải quyết.
Theo đúng quy định, tháng 1/2022, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật quận Ba Đình sau khi đánh giá kết quả và xem xét đối với điểm chấm chuẩn tiếp cận pháp luật của các phường trong năm 2022 đã tổng hợp kết quả 14/14 phường đã triển khai thực hiện tốt 5 tiêu chí với 25 chỉ tiêu theo Thông tư 07/2017/TT- BTP ngày 28/7/2017 của Bộ Tư pháp quy định, các phường đều đạt từ 98 đến 99 điểm, đạt yêu cầu đề ra.
Kết quả đánh giá có 13/14 phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, chiếm tỷ lệ 93% (01 phường có công chức bị buộc thôi việc do vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ, nên không đủ điều kiện để xét, công nhận).
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư Pháp Ngô Quỳnh Hoa, hiện nay, để đánh giá 1 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cần đảm bảo 5 tiêu chí và 20 chỉ tiêu. Cụ thể 5 tiêu chí gồm: Ban hành văn bản theo thẩm quyền để tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn; tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý; thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; tổ chức tiếp công dân, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, thủ tục hành chính; bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại