Bài cuối: Chung sức vượt khó, đưa du lịch Nghệ An phát triển
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênPhố đi bộ TP Vinh bước đầu mang lại những khả quan. |
Những “cái khó”...!
Du lịch Nghệ An đang gặp phải nhiều khó khăn như việc hỗ trợ kinh phí làm nền tảng ban đầu còn chậm, chưa đủ để bảo đảm phát huy hết tiềm năng và phát triển lâu dài. Các dự án chậm tiến độ ảnh hưởng đến không gian du lịch chung; cần có sự chăm lo đầu tư về hạ tầng cho các điểm, cơ sở du lịch nhất là ở khu vực miền núi...
Trao đổi với phóng viên, Phó trưởng phòng Văn hóa huyện Con Cuông Trần Công Hiền cho biết, hiện toàn huyện có 4 bản được lựa chọn gắn biển du lịch cộng đồng đó là: Bản Nưa (xã Yên Khê), bản Khe Rạn (xã Bồng Khê), bản Xiềng (xã Môn Sơn), bản Yên Thành (xã Lục Dạ). Tuy nhiên, hoạt động có hiệu quả chỉ có 3 bản: Nưa, Khe Rạn và Xiềng.
Du lịch cộng đồng hiện đang là hướng đi lâu dài mang tính khả thi của huyện này. Về kết quả đạt được qua các năm cho thấy, năm 2020 có hơn 91.000 lượt du khách ghé thăm, trong đó lượng khách du lịch cộng đồng đạt hơn 15.000 lượt; năm 2021 hơn 33.000 lượt khách du lịch ghé thăm với lượng khách du lịch cộng đồng đạt hơn 8.500 lượt; năm 2022 lượng khách du lịch đạt hơn 65.000 lượt khách, trong đó du lịch cộng đồng đạt hơn 87.000 lượt khách. Đặc biệt, từ năm 2016 đến năm 2022, huyện Con Cuông đã đón hơn 47 đoàn khách nước ngoài đến tham quan, nghiên cứu, với tổng số 3.163 lượt.
Du lịch cộng đồng tại huyện Con Cuông vẫn "gặp khó" do hạ tầng giao thông còn hạn chế, quy hoạch không gian chưa thật sự đồng bộ... |
Ông Trần Công Hiền tâm tư: “Phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng đang là lợi thế của huyện Con Cuông, không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương, tạo được phong cảnh bản làng xanh, sạch, yên bình. Vì vậy, huyện Con Cuông đề nghị các cấp, các ngành chức năng có thêm nhiều cơ chế, chính sách phù hợp, đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch để khuyến khích, hỗ trợ người dân cùng tích cực tham gia vào hoạt động du lịch, để kinh doanh du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của huyện”.
Chị Vi Thị Phương, chủ một homestay tại bản Khe Rạn cho biết, nhờ một số chính sách hỗ trợ từ tỉnh Nghệ An, bước đầu cơ sở của gia đình chị đã vận hành và phục vụ cho du khách khá suôn sẻ. Tuy nhiên, chị cũng như nhiều chủ cơ sở mong mỏi được đầu tư bài bản hơn để thu hút du khách.
Phó chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò Võ Văn Hùng cho biết, thị xã Cửa Lò là đô thị du lịch trọng điểm của tỉnh, khu vực Bắc Trung Bộ, lượng du khách hàng năm tới thăm quan, nghỉ dưỡng trên 3 triệu lượt khách. Để đảm bảo phục vụ nhu cầu, dịch vụ khách du lịch, hiện nay trên địa bàn thị xã có 299 cơ sở lưu trú, khả năng phục vụ 30.000 lượt khách lưu trú/ngày đêm; có 25 cơ sở lưu trú 2 - 5 sao còn hiệu lực, đáp ứng hoạt động và tổ chức được các sự kiện mang tầm quốc gia, quốc tế.
Thị xã Cửa Lò là địa bàn diện tích nhỏ 28,2km2, kể cả đảo Ngư và đảo Mắt, diện tích phục vụ du lịch chủ yếu nằm từ trục đường 2 đến đường Bình Minh của các phường Thu Thủy, Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Hải, Nghi Hòa; diện tích rất nhỏ và chạy theo dọc chiều dài bãi biển nên việc mở rộng không gian phát triển du lịch rất khó khăn.
Bên cạnh đó, trên địa bàn thị xã Cửa Lò hiện có nhiều dự án cho thuê đất với diện tích rất lớn chậm tiến độ, ảnh hưởng tới không gian, cảnh quan đô thị tại thị xã. Nhiều dự án chiếm diện tích lớn đã nhiều năm không triển khai gây lãng phí tài nguyên thiên nhiên, lãng phí nguồn lực thị xã. Hơn nữa, thời tiết cho du khách tắm biển ngắm hơn so với các địa phương khác.
Những việc cần làm ngay
Trao đổi với phóng viên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Văn Thông cho rằng, để phát triển du lịch thành kinh tế mũi nhọn của Nghệ An cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản, chủ trương của Nhà nước để cán bộ, Nhân dân nhận thức đúng, đầy đủ về tài nguyên du lịch của địa phương (cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hoá lịch sử, sản phẩm hàng hóa dịch vụ). Quan tâm hơn nữa việc kết nối tài nguyên du lịch (nhất là gắn với tìm hiểu di tích lịch sử văn hóa, cách mạng...) thành một chuỗi liên hoàn, khép kín trong từng tour du lịch, từng chương trình du lịch; bảo tồn, củng cố, xây dựng và phát huy tài nguyên một cách tối ưu. Ngoài ra, cần đặc biệt quan tâm đến việc chống xuống cấp, mai một, thậm chí có thể mất đi các trầm tích văn hóa từ ngàn xưa, nhất là ở các địa bàn miền núi.
Song song với đó là phát triển hạ tầng giao thông, thông tin đồng bộ với kế hoạch khai thác tiềm năng du lịch. Tăng cường mạnh mẽ hơn nữa quảng bá về tiềm năng và khuyến khích, kêu gọi đầu tư từ phía doanh nghiệp, người dân và Nhà nước. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng mục tiêu phát triển du lịch hiện đại, theo các xu hướng, nhất là du lịch xanh, du lịch bền vững. Tăng cường vai trò của Nhà nước và ban hành cơ chế khuyến khích, kích cầu, hỗ trợ cụ thể, có hiệu quả.
Ngoài ra, cần xem xét giải quyết tốt xung đột giữa kinh tế du lịch với một số mục tiêu phát triển khác, như du lịch với vấn đề phát triển công nghiệp, với vấn đề môi trường tự nhiên, việc thu hút khách du lịch nước ngoài với vấn đề thị thực, vấn đề an ninh quốc gia với phát triển du lịch...
Muốn khai thác tốt tiềm năng du lịch, Nghệ An cần gải quyết dứt điểm những vướng mắc, khó khăn. |
“Hỗ trợ thông tin, kết nối thị trường cho doanh nghiệp. Bảo trợ hình thành và hoạt động có hiệu quả hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực du lịch.Trước mắt cần quan tâm xây dựng chiến lược phát triển du lịch Nghệ An với tầm nhìn dài hạn, ban hành các đề án chi tiết để thực hiện đồng bộ và phát huy hiệu quả nhanh. Đối với người dân và doanh nghiệp phải đổi mới toàn diện nhận thức về vai trò, cách làm kinh tế du lịch, kết hợp một cách linh hoạt tư duy phục vụ, chủ động dẫn dắt, định hướng thị hiếu của du khách. Tăng cường việc kết nối thông tin, kết nối thị trường du lịch với nhau và với thị trường dịch vụ, thương mại, không chỉ trong nước mà với cả nước ngoài...” - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Văn Thông nhấn mạnh.
Hơn nữa, cần phải lựa chọn những nhà đầu tư có tiềm năng, có năng lực trong việc thực hiện những đề án du lịch, không để tái diễn cảnh ôm dự án, chậm tiến độ, đầu tư nhỏ lẻ, gây ảnh hưởng không gian chung, ảnh hưởng tới khách du lịch trong quá trình họ lưu trú, tham quan. Cần kiên quyết loại bỏ những nhà đầu tư ôm đất làm dự án nhưng không triển khai đồng bộ như cam kết, hoặc những nhà đầu tư nhỏ lẻ, đầu tư thiếu bài bản dẫn tới không mang lại hiệu quả nhưng vẫn tồn tại theo kiểu “cố đấm ăn xôi”. Chỉ khi đáp ứng yêu cầu về công tác quy hoạch bài bản, khả thi thì mới nghĩ tới việc phát triển bền vững, lâu dài và mang lại hiệu quả. Quan trong là tăng cường công tác quản lý, dịch vụ tại các điểm du lịch tránh việc tăng giá, đội giá, phụ vụ không đáp ứng nhu cầu, gây ra phiền toái cho du khách như đã từng xảy ra khiến du khách phiền lòng.
Trong 5 năm qua, Nghệ An đã kêu gọi đầu tư được các dự án du lịch có quy mô và đẳng cấp, chất lượng cao, như: Tổ hợp vui chơi giải trí và cáp treo Vinpearl Cửa Hội giai đoạn II; tổ hợp Khách sạn và Biệt thự nghỉ dưỡng Bãi Lữ của Tập đoàn Tân Á Đại Thành; Khu du lịch văn hoá thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh,… |
Bài 1: Du lịch Nghệ An giàu tiềm năng So với nhiều tỉnh, thành trong cả nước, Nghệ An luôn được xem là điểm đến du lịch được du khách trong, ngoài nước yêu ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại