Thứ sáu 22/11/2024 08:40
Bất động sản Hà Nội trước áp lực lạm phát và nhiều biến động:

Bài 4: Doanh nghiệp mong cải cách thủ tục hành chính

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang nóng lên từng ngày nhưng nguồn cung khan hiếm khiến các doanh nghiệp bất động sản rơi vào tình trạng "chết trên đống tài sản" do gặp khó khăn trong các vấn đến thủ tục pháp lý. Trước thực trạng này các doanh nghiệp mong mỏi Nhà nước tiếp tục cải cách thủ tục hành chính để nhanh chóng đưa nguồn cung nhà ở ra thị trường.
Bài 4: Doanh nghiệp mong cải cách thủ tục hành chính
Các doanh nghiệp mong mỏi Nhà nước tiếp tục cải cách thủ tục hành chính để nhanh chóng đưa nguồn cung nhà ở ra thị trường.

Theo báo cáo cuối năm 2021 của Savills Việt Nam, nguồn cung nhà ở trong năm 2021 giảm đến 19% so với năm trước. Đây cũng là mức cung thấp nhất trong 5 năm.

Nguồn cung khan hiếm, nhưng các doanh nghiệp lại đang gặp vướng mắc về các thủ tục pháp lý khiến công ty rơi vào tình trạng hết sản phẩm để bán, lại không thể đưa các dự án khác đưa ra thị trường. Mà theo quan hệ cung - cầu, việc này sẽ kéo theo việc tăng giá bất động sản, làm giảm cơ hội tạo lập nhà ở của số đông người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp đô thị, tác động đến việc đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở.

Về mặt kinh tế sẽ làm sụt giảm nguồn thu ngân sách Nhà nước từ bất động sản. Về phía doanh nghiệp bị tăng chi phí, mất cơ hội kinh doanh, khó khăn chồng chất, thậm chí có nguy cơ bị phá sản. Hơn lúc nào hết các doanh nghiệp địa ốc kỳ vọng Nhà nước có những cơ chế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản vượt qua đại dịch lần này. Trong đó, bên cạnh những đề xuất cho các doanh nghiệp giảm lãi vay, gia hạn thời gian trả nợ, khoanh nợ đáo hạn, không chuyển sang nợ xấu và tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tiếp cận khoản vay tín dụng mới để thực hiện dự án... thì việc giải quyết những khó khăn vướng mắc trong các thủ tục hành chính được doanhh nghiệp chờ đợi hơn cả.

Vì có như vậy thì tương lai nhiều dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội sẽ sớm ra đời và người dân sẽ được hưởng lợi. Khi đó, không chỉ giúp tăng nguồn cung nhà ở cho người dân mà còn giúp tạo động lực phát triển cho kinh tế xã hội.

Nhận định về vấn đề này chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ quốc gia cho biết: Rõ ràng trong bối cảnh nguồn cung thiếu, giá của bất động sản tăng lên thì khả năng mua cũng như thu xếp tài chính để sở hữu một căn nhà để ở sẽ khó khăn hơn. Chính vì vậy, trong chương trình phát triển nhà ở 10 năm Chính phủ cũng đã hết sức lưu ý vấn đề này và trong đó tôi nghĩ rằng là cần sớm giải quyết được vấn đề nguồn cung.

Trong đó, đa số các vướng mắc về thủ tục pháp lý cần phải được tháo gỡ. Giảm thiểu tối đa thủ tục hành chính trong quản lý thị trường bất động sản, xây dựng, đất đai khi đó chi phí nhà ở người dân thu nhập thấp đảm bảo hấp dẫn, khả thi. Cùng với đó hoàn thiện cơ sở dữ liệu vừa giúp quản lý đảm bảo tính công khai minh bạch làm giá không đáng có xảy ra trong những năm qua”

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Chí Thanh, Phó chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết: Hiện nay Chính phủ và Bộ Xây Dựng đã có nhiều biện pháp để tháo gỡ khó khăn trong thủ tục dự án nên năm 2022 sẽ có nhiều chuyển biến tích cực.

Dự kiến trong năm 2022, nguồn cung chào bán mới dự kiến sẽ tăng trở lại, đạt ngưỡng 26.000-28.000 căn. Nguồn cung sẽ dồi dào khi các hoạt động bán hàng dần trở lại bình thường.

(Còn nữa)

Bài 3: Bất động sản – kênh trú ẩn cho các nhà đầu tư trong bối cảnh lạm phát có xu hướng tăng
Bài 2: Bất chấp dịch bệnh, nhu cầu mua chung cư ở Hà Nội tăng cao
Bài 1: Thực trạng thị trường BĐS Hà Nội, nguồn cung khan hiếm, giá tăng
Hồng Đức
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động