Bài 1: Hoạt động hòa giải ở cơ sở tác động tích cực đến công tác tuyên truyền, PBGDPL
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênThời gian qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tổ chức thực hiện về công tác hòa giải ở cơ sở tại phường Xuân La được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể quan tâm.(Ảnh: Tuyết Nhi) |
Theo báo cáo của UBND phường Xuân La, thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, Chỉ thị số 11-CT/TU và các Kế hoạch của UBND quận Tây Hồ về công tác hòa giải ở cơ sở, trên cơ sở đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của phường, hàng năm, UBND phường Xuân La đều xây dựng và triển khai Kế hoạch về phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật với các nội dung, nhiệm vụ cụ thể trong lĩnh vực hòa giải ở cơ sở. Trên cơ sở Kế hoạch đã ban hành, toàn thể cán bộ, công chức phường, tổ hòa giải chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức triển khai thực hiện theo đúng nội dung, tiến độ đã đề ra.
Đồng thời UBND phường đã tổ chức họp, giao thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cho các bộ phận, tổ hòa giải; thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức phường, giải quyết triệt để các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ Nhân dân ngay tại cơ sở.
Theo đó, UBND phường Xuân La đã tổ chức triển khai tới toàn thể cán bộ, công chức bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền thông qua buổi họp giao ban của phường, lồng ghép tại các hội nghị triển khai nhiệm vụ của phường, tuyên truyền tới các ngành, đoàn thể phường thông qua việc lồng ghép các nội dung trong cuộc họp phù hợp với từng đối tượng cụ thể; tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật với các nội dung liên quan đến các văn bản pháp luật mới có hiệu lực để nâng cao kiến thức pháp luật cho đội ngũ hòa giải viên…
Định kỳ 6 tháng, năm, UBND phường tiến hành báo cáo công tác tổ chức thực hiện về hòa giải ở cơ sở để kịp thời bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch đã đề ra.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND phường Xuân La cho biết, thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 23/11/2016 của Thành ủy Hà Nội về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, phát huy vai trò của các ban, ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác hòa giải các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân ngay tại cơ sở, các văn bản chỉ đạo của Quận ủy - UBND quận Tây Hồ và Đảng ủy phường, UBND phường Tây Hồ đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến để cán bộ, công chức, hòa giải viên quán triệt đầy đủ nội dung Chỉ thị số 11-CT/TU gắn với việc triển khai thực hiện các Kế hoạch hàng năm về công tác hòa giải ở cơ sở nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở, phát huy vai trò, trách nhiệm quản lý của phường trong việc nắm tình hình, kịp thời giải quyết các vụ việc phát sinh ngay tại cơ sở; hạn chế các vi phạm pháp luật, hạn chế đơn thư, khiếu nại tố cáo…
“Đến nay, trên địa bàn phường có 17 tổ hòa giải với 97 hòa giải viên. Hàng năm đều phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc phường chỉ đạo Trưởng ban công tác mặt trận dân cư, Tổ trưởng tổ dân phố, Tổ trưởng tổ hòa giải tổ chức rà soát, đánh giá về tổ chức và hoạt động của các tổ hòa giải trên địa bàn phường. Trên cơ sở rà soát, đánh giá này, UBND phường có hướng dẫn về kiện toàn, củng cố các Tổ hòa giải để duy trì hoạt động hòa giải đạt hiệu quả trên địa bàn phường”, ông Nguyễn Văn Dũng nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Văn Dũng, các Tổ hòa giải và hòa giải viên hoạt động hiệu quả, đúng quy định của Luật hòa giải. Các hòa giải viên tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ liên quan do quận Tây Hồ, phường Xuân La tổ chức. Qua các đợt tập huấn, cán bộ, công chức được nâng cao về trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ và tích lũy thêm kinh nghiệm làm việc.
Hiện nay, đội ngũ hòa giải viên của phường đa số đều là các thành viên của Ban công tác MTDC, chi hội đoàn thể tổ dân phố… là những người có hoạt động tích cực, nắm bắt rõ tình hình hoạt động của tổ dân phố nên thông qua các hoạt động ngày thường, hòa giải viên nắm rõ các mâu thuẫn mới phát sinh, mâu thuẫn đã tồn tại lâu trong tổ dân phố, khu dân cư. Khi phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp cần hòa giải, tùy thuộc tính chất, mức độ vụ việc mà tổ trưởng tổ hòa giải lựa chọn, cử hòa giải viên phù hợp để tổ chức hòa giải vụ việc theo quy định. Tùy mức độ phức tạp của vụ việc mà việc hòa giải có thể tiến hành ngay hoặc hòa giải viên phải tiến hành thu thập hồ sơ, ý kiến liên quan.
Trên hoạt động thực tiễn về công tác hòa giải hiện nay tại phường, các tổ hòa giải, hòa giải viên thường sẽ tiến hành giải thích, thuyết phục, hướng dẫn, động viên các bên tranh chấp tự nguyện thoả thuận giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn. Trong quá trình hòa giải, có thể gặp gỡ, trao đổi với từng bên để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân mâu thuẫn, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các bên, hướng dẫn, thuyết phục các bên và chỉ ra những hậu quả pháp lý mà các bên có thể phải chịu nếu tiếp tục tranh chấp và có những hành vi sai trái, trên cơ sở đó mà thuyết phục thoả thuận giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn, trở lại quan hệ bình thường. Biện pháp này nhằm xử lý, giải quyết mâu thuẫn ngay từ đầu, không làm phức tạp sự việc.
Phó Chủ tịch UBND phường Xuân La Nguyễn Văn Dũng khẳng định, công tác lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tổ chức thực hiện về công tác hòa giải ở cơ sở được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể quan tâm lãnh, chỉ đạo tạo bước chuyển biến về nhận thức của cán bộ, đảng viên và tầng lớp Nhân dân.
“Thời gian vừa qua, hoạt động hòa giải ở cơ sở được tổ chức tốt có tác động tích cực đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giúp hạn chế các vi phạm pháp luật, giải quyết sớm các mâu thuẫn, tranh chấp ngay từ cơ sở, không để phát sinh kéo dài gây phức tạp, khó giải quyết. Các ngành, đoàn thể, chi hội tổ dân phố cũng tham gia tích cực vào công tác hòa giải”, ông Nguyễn Văn Dũng cho hay
(Còn nữa)
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại