Bài 1: Nhiều “nút thắt” về quy hoạch đã được gỡ
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHà Nội đã hoàn thành khối lượng lớn các quy hoạch, phủ kín 100% đồ án quy hoạch chung, đồ án quy hoạch phân khu đô thị và đồ án quy hoạch chung xây dựng các huyện. Ảnh: Khánh Huy |
Phủ kín 100% đồ án quy hoạch chung, đồ án quy hoạch phân khu đô thị
Hà Nội đã hoàn thành khối lượng lớn các quy hoạch, phủ kín 100% đồ án quy hoạch chung, đồ án quy hoạch phân khu đô thị và đồ án quy hoạch chung xây dựng các huyện. Đây là quyết tâm rất lớn của TP trong hoàn thiện cơ sở pháp lý quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, động lực mới cho phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô trong những năm tiếp theo.
Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, đến thời điểm này quy hoạch phân khu đô thị khu vực trung tâm đã được phủ kín, 38/38 đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực trung tâm (tỷ lệ 1/5.000 và 1/2.000) đã được Thủ tướng Chính phủ và UBND TP phê duyệt. Tổng diện tích 38 quy hoạch phân khu trên là khoảng 75.135,20 ha.
Về quy hoạch chung các huyện, thị trấn sinh thái, thị trấn huyện lỵ và quy hoạch chung các đô thị vệ tinh: Đã hoàn thành phê duyệt 33/33 đồ án (tổng diện tích 301.891,21 ha) cụ thể:
Về quy hoạch chi tiết đô thị: Giai đoạn từ 2011 - 2022, trên địa bàn TP đã phê duyệt khoảng 230 đồ án với tổng diện tích 14.772,6 ha (trong đó bao gồm 162 quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị riêng lập mới với tổng diện tích 10.675,9 ha và 68 đồ án điều chỉnh tổng thể với tổng diện tích 4.096,7 ha).
Đối với Quy hoạch nông thôn, TP Hà Nội đã hoàn thành công tác Quy hoạch chung các xã vùng nông thôn (đạt tỷ lệ 100%).
Giai đoạn từ 2011- 2022, trên địa bàn TP đã phê duyệt khoảng 230 đồ án với tổng diện tích 14.772,6 ha (trong đó bao gồm 162 quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị riêng lập mới với tổng diện tích 10.675,9 ha và 72 đồ án điều chỉnh tổng thể với tổng diện tích 4.096,7 ha).
Một số dự án, công trình hiện đại có quy mô lớn đã được triển khai xây dựng cụ thể hóa quy hoạch như Khu đô thị mới Tây Hồ Tây, Khu Ngoại giao đoàn, The Manor, Trung Hòa - Nhân Chính, Yên Hòa, Làng quốc tế Thăng Long, Khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng... Cùng với đó là các công trình hạ tầng khung quy mô lớn: Đường Nhật Tân - Nội Bài (2014), Cầu Vĩnh Thịnh, Cầu Đông Trù (2014), Cầu Nhật Tân (2015), Đường Vành đai 1 (2019), Đường Vành đai 2 trên cao (2019), Đường vành đai 3 Mai Dịch - cầu Thăng Long (2020), Mở rộng giai đoạn 2 cầu Vĩnh Tuy (2023), thi tuyển phương án kiến trúc cầu Tứ Liên (2021), thi tuyển phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo (2022), Đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô (khởi công xây dựng tháng 6/2023)...
Dưới sự chỉ đạo của Thành Ủy, HĐND, UBND, sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương và nỗ lực của các Sở, ban ngành, TP đã hoàn thành đầy đủ các quy hoạch định hướng để có đầy đủ các công cụ quản lý về quy hoạch nhằm triển khai các đồ án quy hoạch chi tiết, xác định và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng phát triển các khu vực đô thị và nông thôn làm cơ sở góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội trong thời kỳ mới.
Ngày 3/3/2023, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 68/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án đầu tư, xây dựng 5 huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng thành quận. Tại nội dung Kế hoạch, TP Hà Nội đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ban ngành, UBND các huyện liên quan, đây là các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong năm 2023 và các năm 2024-2025 để thực hiện mục tiêu phát triển 5 huyện thành quận. Điều này sẽ mang lại bộ mặt mới, động lực mới cho phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô trong những năm tiếp theo.
Ngoài thực hiện các nhiệm vụ lớn liên quan đến quy hoạch nêu trên, các đơn vị, sở, ngành, UBND các quận, huyện cũng đang đồng thời nghiên cứu lập một số quy hoạch đặc thù tại khu nội đô lịch sử, khu vực di sản quốc tế, quốc gia như trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Cổ Loa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám; hệ thống không gian ngầm; làng nghề truyền thống kết hợp du lịch; xây dựng và triển khai các quy chế, quy định về cấp giấy phép quy hoạch; triển khai xây dựng quy chế quản lý kiến trúc và lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị theo Luật Kiến trúc và các luật có liên quan. Tất cả đều hướng tới mục đích quản lý quy hoạch ngày càng chặt chẽ, đạt kết quả tích cực trong thực tiễn.
Vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết
Một số dự án, công trình hiện đại có quy mô lớn đã được triển khai xây dựng cụ thể hóa quy hoạch. Ảnh: Khánh Huy |
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, các chương trình cải tạo, chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị Hà Nội thực hiện thời gian qua đang từng bước tăng tính hấp dẫn cho Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng, môi trường sống của người dân, hướng tới xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại, phát triển bền vững.
TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho rằng, việc Hà Nội mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội đã tạo đà cho Thủ đô Hà Nội phát triển đồng bộ, hiện đại kết cấu hạ tầng, nhiều khu đô thị mới được xây dựng đồng bộ, hiện đại. Sự hiện diện của các khu đô thị mới ở Hà Nội không chỉ góp phần tích cực vào việc giải quyết căn bản nhu cầu nhà ở của người dân, mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tạo nên những không gian sống tốt hơn, nhằm phục vụ nhu cầu hưởng thụ cuộc sống ngày càng cao của người dân.
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đã chú trọng đầu tư cho các chương trình chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị theo hướng ngày càng xanh, sạch, đẹp, khang trang, văn minh và hiện đại.
Để giữ vững danh hiệu là một trong những thủ đô có nhiều cây xanh, hồ nước trên thế giới, Hà Nội cũng đã tập trung phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật cây xanh, mặt nước, hướng tới xây dựng Thủ đô thành một đô thị “Xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại”.
Hiện nay, TP đang nhanh tiến độ thực hiện lập lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và các đồ án quy hoạch, đặc biệt là Quy hoạch phân khu các đô thị vệ tinh, quy hoạch xây dựng vùng huyện trên địa bàn TP.
Sau khi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, TP Hà Nội cũng đã nhanh chóng lập các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và các quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc, làm cơ sở mở rộng không gian đô thị về nhiều hướng.
Theo TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, mặc dù, TP Hà Nội đã có nhiều chính sách, cơ chế để Thủ đô Hà Nội phát triển theo hướng bền vững, “xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại”. Tuy nhiên, trên bước đường phát triển để trở thành một TP Hà Nội văn hiến, văn minh, hiện đại, Hà Nội vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
Hiện TP Hà Nội cũng đang tập trung chỉ đạo thực hiện 3 nhiệm vụ lớn là: lập Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng cần tiếp tục chú trọng đầu tư, xây dựng phát triển đô thị, hoàn chỉnh mô hình cấu trúc phát triển Thủ đô. Khai thác hiệu quả và bền vững các công trình văn hóa, lịch sử, các không gian công cộng, gắn với bảo tồn, phát huy giá trị cảnh quan, lịch sử, bảo tồn không gian lịch sử văn hóa, truyền thống và cảnh quan, xanh, sạch, đẹp và khang trang tại khu vực nội đô lịch sử.
(Còn nữa)
15 năm Hà Nội điều chỉnh địa giới: Bộ phận "một cửa" hiện đại, gần dân |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại