Bài 2: Xây dựng nông thôn mới, xanh, hiện đại
Nhằm thực hiện mục tiêu: Xây dựng nông thôn mới, xanh, hiện đại, gắn với phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch làng nghề giàu bản sắc văn hoá đặc trưng của Thủ đô; dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã đề ra các giải pháp nổi trội, đặc thù về nông nghiệp, nông thôn, nông dân được quy định tập trung tại Điều 33 và nhiều điều, khoản khác.
Bài 1: Trở thành địa phương đi đầu trong phát triển nông nghiệp sinh thái
Luật Thủ đô năm 2012 không có quy định về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, do đó, đây là một nội dung mới trong Luật sửa đổi.
Kỳ 1: Đề xuất Hà Nội được quyết định áp dụng một số loại phí, lệ phí ngoài danh mục
LTS: Trong Dự thảo Luật Thủ đô, quy định về tài chính ngân sách được nêu tại Điều 35 (Huy động nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô) và Điều 36 (Sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô); đồng thời, tại các điều khoản khác của dự thảo Luật cũng thể hiện việc sử dụng ngân sách các cấp của TP để chi những khoản chi đặc thù, cao hơn hoặc ngoài quy định đã có của Trung ương ở các lĩnh vực. Chuyên trang Pháp luật và Xã hội có loạt bài về vấn đề này trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
TOD nên được trở thành một trong những trọng tâm cần được lưu ý trong chính sách phát triển đô thị
Trong dự thảo Luật Thủ đô, quy định về thu hút nguồn lực đầu tư phát triển Thủ đô được quy định từ điều 37 đến điều 45. Các quy định này có quan hệ mật thiết đến các quy định của chương III, nhằm tạo nguồn lực cho việc đầu tư, phát triển hạ tầng, đô thị, nhà ở, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, nông nghiệp, khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường của Thủ đô.
Bài cuối: Lộ trình thực hiện việc di dời các cơ sở sản xuất trong khu dân cư, làng nghề ở nông thôn
Để thực hiện quy hoạch phát triển nghề, làng nghề ở Thủ đô đến năm 2030 theo hướng phát triển làng nghề song song với khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống, ổn định thị trường tiêu thụ, bảo đảm an toàn về môi trường sinh thái, TP Hà Nội có trách nhiệm xây dựng, ban hành cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ các cơ sở sản xuất nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường của các làng nghề; khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn bằng các công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường; tổ chức di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư ở nông thôn.
Bài 3: Biện pháp giảm ô nhiễm không khí, giảm phát thải nhựa
Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 06-NQ/TW) yêu cầu về hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và phát triển đô thị bền vững phải “Tăng cường các biện pháp kiểm soát, cải thiện chất lượng không khí tại các đô thị, giảm thiểu nhanh ô nhiễm bụi, tiếng ồn; xây dựng đồng bộ hệ thống quan trắc, giám sát chất lượng môi trường tại các đô thị; chú trọng xử lý nước thải sinh hoạt và chất thải rắn đô thị...”.
Bài 2: Di dời các cơ sở sản xuất, bệnh viện ô nhiễm môi trường khỏi đô thị trung tâm
Việc di dời các cơ sở sản xuất, bệnh viện ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị trung tâm được quy định tại Luật Thủ đô 2012 và được tiếp tục quy định chi tiết và cụ thể hơn tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại các quy định tại Điều 20 và Điều 29, bao gồm biện pháp, lộ trình di dời: các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở y tế… không phù hợp với Quy hoạch chung Thủ đô và di dời cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường kéo dài, sử dụng quá tải hoặc thâm dụng lao động, cơ sở y tế có nguy cơ truyền nhiễm, lây nhiễm cao ra khỏi đô thị trung tâm.
Bài 1: Quy định mới về vùng phát thải thấp
Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 15-NQ/TW) xác định nhiệm vụ cho giải pháp về bảo vệ môi trường là “tạo chuyển biến rõ nét trong công tác bảo vệ môi trường, hướng tới xây dựng Thủ đô xanh, sạch, đẹp, phát triển bền vững; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí; xử lý cơ bản ô nhiễm môi trường nước các hệ thống sông, hồ; hoàn thành cải tạo môi trường Sông Nhuệ - Sông Đáy, sông Tô Lịch; các chương trình chống úng, ngập; hạ tầng xử lý rác thải, nước thải, cây xanh đô thị... theo quy hoạch”.