Thứ sáu 17/05/2024 10:26
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi):

Kỳ 1: Đề xuất Hà Nội được quyết định áp dụng một số loại phí, lệ phí ngoài danh mục

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
LTS: Trong Dự thảo Luật Thủ đô, quy định về tài chính ngân sách được nêu tại Điều 35 (Huy động nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô) và Điều 36 (Sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô); đồng thời, tại các điều khoản khác của dự thảo Luật cũng thể hiện việc sử dụng ngân sách các cấp của TP để chi những khoản chi đặc thù, cao hơn hoặc ngoài quy định đã có của Trung ương ở các lĩnh vực. Chuyên trang Pháp luật và Xã hội có loạt bài về vấn đề này trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Kỳ 1: Đề xuất Hà Nội được quyết định áp dụng một số loại phí, lệ phí ngoài danh mục
Trong dự thảo Luật Thủ đô, quy định về tài chính ngân sách được chủ yếu tại Điều 35. Huy động nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô và Điều 36. Sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô. Ảnh: Khánh Huy

Quy định tại Điều 35 được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật Thủ đô năm 2012 và Nghị định số 63/2017/NĐ-CP (về thưởng vượt thu), các cơ chế chính sách thí điểm về tài chính - ngân sách theo Nghị quyết số 115/2020/QH14 của Quốc hội (tương tự với các Nghị quyết thí điểm đối với TP HCM, Hải Phòng, Thanh Hóa, Cần Thơ, Đà Nẵng).

Cụ thể: được quyết định áp dụng trên địa bàn một số loại phí, lệ phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí; điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định (cấp trên).

Đồng thời, nội dung quy định “Về mức vay nợ và bội chi ngân sách” (khoản 4 Điều 35) đã có sự điều chỉnh, bổ sung mới so với các cơ chế thí điểm về tài chính, ngân sách đang được áp dụng ở Thủ đô.

Khoản 4 Điều 35 có 3 nội dung chính: (1) TP được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn trái phiếu Chính phủ phát hành không phụ thuộc vào hạn mức trần; (2) TP Hà Nội chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ, đúng hạn các nghĩa vụ liên quan đến khoản vay lại”. (3) Tổng mức vay và bội chi ngân sách TP Hà Nội hằng năm do Quốc hội quyết định.

Quy định này nhằm cho phép Hà Nội được vay nợ không có hạn mức trần, có thể cao hơn so với Luật Ngân sách (60%) và Nghị quyết số 115 của Quốc hội (không quá 90% số thu ngân sách Thành phố được hưởng theo phân cấp. Nhưng việc kiểm soát mức dư nợ do Quốc hội quyết định và phải nằm trong khả năng trả nợ của TP (do HĐND TP quyết định mức vay). Như vậy, quy định này giúp TP có cơ chế huy động nguồn vốn vay linh hoạt, chủ động hơn, tập trung hơn, huy động nguồn lực tài chính đủ lớn để triển khai những nhiệm vụ chiến lược, trọng điểm trong từng thời kỳ.

PGS.TS. Phạm Thị Giang Thu, Trường Đại học Luật Hà Nội, cần nhìn nội dung dự thảo Luật Thủ đô ở góc độ quan điểm, đường lối của Đảng về các vấn đề kinh tế, xã hội, đặc biệt là Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền.

Điểm 5 “Mục II. Quan điểm” có ý nghĩa quan trọng khi xác định “Những vấn đề thực tiễn đòi hỏi, đã rõ, thực tiễn chứng minh là đúng, có sự thống nhất cao thì kiên quyết thực hiện; những vấn đề chưa rõ, còn nhiều ý kiến khác nhau thì tiếp tục nghiên cứu”. Quan điểm này rất quan trọng khi xây dựng Luật Thủ đô sửa đổi, bổ sung.

Cùng với đó, ngoai những nguồn tài chính được đề cập trong dự thảo Luật còn nguồn nào khác không? Chẳng hạn đối với những nguồn huy động, những nguồn có nguồn gốc xã hội hóa, những nguồn từ PPP, kể cả PPP có nguồn vốn của Nhà nước. Với những trường hợp này đã được quy định ở đâu? Có cần ghi nhận thẩm quyền sử dụng các nguồn tài chính này không? Nếu phát sinh những nguồn này, có thực hiện giống các nguyên tắc trong sử dụng nguồn tài công không?

PGS.TS Bùi Hữu Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thương mại cho rằng, cần bổ sung nguyên tắc đối với hoạt động ban hành thêm một số loại phí ngoài Danh mục phí và lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí. Việc đặt thêm các loại phí mới vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc của Luật Phí và lệ phí, gồm có: phí phải gắn liền với việc cung cấp dịch vụ công, mức phí nhằm bù đắp chi phí.

Công tác thẩm định đề xuất chính sách và dự thảo văn bản pháp luật về loại phí mới phải được thực hiện theo hình thức Hội đồng thẩm định với đầy đủ thành phần các bên liên quan, nhất là đại diện của nhóm đối tượng chịu tác động. Đồng thời, xác định cụ thể thời hạn thẩm định; quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong quá trình thẩm định trên quan điểm kiểm soát nhưng không được gây khó dễ, tạo thêm rào cản cho chính quyền TP Hà Nội.

(Còn nữa)

Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2024 đạt 6,5 - 7,0% Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2024 đạt 6,5 - 7,0%
Ngô Sơn
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động