15 năm mở rộng địa giới hành chính: Hà Nội dẫn đầu cả nước trong xây dựng nông thôn mới
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐường giao thông liên thôn xã Tiền Phong, huyện Thường Tín. Ảnh: Công Tâm |
Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, với chính sách thông thoáng và sự quan tâm của Thành ủy Hà Nội nhằm phát triển đồng đều khu vực nông thôn tiệm cận với khu vực thành thị. Đặc biệt là Chương trình 02 và nay là Chương trình 04 về phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, bức tranh ngoại thành Hà Nội đã có sự thay đổi cơ bản, toàn diện.
Hạ tầng nông thôn được đầu tư đồng bộ tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Theo ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội, đến thời điểm hiện nay, thành phố có 382/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 111 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Đối với cấp huyện, thành phố có 15/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới; 3 huyện còn lại chưa đạt là: Ứng Hòa, Ba Vì, Mỹ Đức đang hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ NN&PTNT, Hội đồng thẩm định nông thôn mới Trung ương xem xét, thẩm định đạt chuẩn nông thôn mới.
Cùng với số huyện đạt chuẩn nông thôn mới, đến thời điểm hiện nay, Hà Nội có 4 huyện: Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì đủ điều kiện hoàn thiện hồ sơ báo cáo UBND thành phố đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Bên cạnh đó, 2 huyện: Hoài Đức, Thanh Oai phấn đấu hoàn thành huyện nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Kết quả đạt được, Hà Nội được Trung ương đánh giá là một trong những địa phương đứng đầu cả nước trong xây dựng nông thôn mới.
Những thành quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới của TP Hà Nội là rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, Hà Nội đã và đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức đòi hỏi cần phải sớm giải quyết, nhất là tốc độ đô thị hóa. Vì vậy, việc quy hoạch, đặc biệt đối với các huyện, thị xã sẽ lên quận trong tương lai đòi hỏi cần phải nghiên cứu, tính toán, xem xét kỹ lưỡng, hài hòa để thích ứng phù hợp với đô thị.
Cùng với đó là vấn đề môi trường, việc thu gom rác thải, xử lý nước thải, nhất là nước thải ở các làng nghề... cũng đặt ra cho chính quyền các cấp ở Hà Nội những "bài toán" không hề đơn giản. Việc bảo tồn các giá trị văn hóa, khai mở tiềm năng, lợi thế về du lịch nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội sẽ là những thách thức không nhỏ, đòi hỏi Thủ đô cần có những cách làm phù hợp.
Thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung ưu tiên dành nguồn lực đầu tư để đầu tư hoàn thành các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, trong đó, chú trọng đầu tư nguồn lực cho các chỉ tiêu về trường học, nước sạch, y tế. Đồng thời thường xuyên giám sát, định kỳ tổ chức kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao tại các đơn vị, địa phương để kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc...
Mới đây, tại hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đánh giá cao thành tích Hà Nội đã đạt, đồng thời cho rằng, nông thôn Thủ đô đã và đang khơi dậy sức sống mới, năng động và ngày càng văn minh… |
Hà Nội: Ưu tiên dành nguồn lực để hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới | |
Đồng loạt tổ chức các hoạt động Ngày cao điểm tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới năm 2023 |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại