Yêu cầu về nhà vệ sinh, khu vực thay đồ bảo hộ lao động tại nơi làm việc
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên![]() |
Ảnh minh họa |
Trả lời:
Công ty của bạn chuyên sản xuất và kinh doanh bao bì, việc bố trí công trình vệ sinh sẽ được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 Quy định về Công trình vệ sinh phúc lợi tại nơi làm việc (Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động.), cụ thể như sau:
PHỤ LỤC 1
QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TRÌNH VỆ SINH PHÚC LỢI TẠI NƠI LÀM VIỆC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TRÌNH VỆ SINH PHÚC LỢI TẠI NƠI LÀM VIỆC
Quy định này áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh và cơ sở có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp. Khuyến khích áp dụng đối với tất cả các cơ sở lao động khác.
Cơ sở vệ sinh | Tiêu chuẩn theo ca sản xuất | Quy mô, phạm vi áp dụng |
1. Hố tiêu | 11 - 20 người/hố | Dưới 300 người |
21 - 35 người/hố | Trên 300 người | |
2. Hố tiêu | 11 - 20 người/hố | Dưới 300 người |
21 - 35 người/hố | Trên 300 người | |
3. Buồng tắm | 1 - 20 người/buồng | 1 - 300 người |
21-30 người/buồng | 301 - 600 người | |
30 người/buồng | Trên 600 người | |
4. Buồng vệ sinh kinh nguyệt | 1 - 30 nữ/buồng | 1 - 300 người |
30 nữ/buồng | Trên 300 người | |
5. Vòi nước rửa tay | 15 - 20 người/vòi | Dưới 300 người |
35 người/vòi | Trên 300 người | |
6. Nơi để quần áo | 1 người/ô kéo, hoặc móc treo, hoặc tủ nhỏ. | Áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh và cơ sở có tiếp xúc với các yếu tố có hại, nhiễm trùng, nhiễm độc gây bệnh nghề nghiệp. |
7. Nước uống | 1,5 lít/người/ca sản xuất |
Theo hướng dẫn tại phụ lục trên, công ty của bạn làm theo ca, mỗi ca có khoảng 450 lao động nữ làm việc thì phải bố trí 15 buồng vệ sinh kinh nguyệt. Hiện tại công ty chỉ bố trí 10 buồng vệ sinh kinh nguyệt là chưa đúng quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ trong việc bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc, theo quy định tại Điều 154 Bộ luật lao động.
“Điều 154. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ
1. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.
2. Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.
3. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.
4. Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ.”
Công ty bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 20 Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể:
“Điều 20. Vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo quy định;
b) Không trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định;
c) Không xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc;
d) Không lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Không điều tra tai nạn lao động thuộc trách nhiệm theo quy định của pháp luật; không khai báo hoặc khai báo sai sự thật về tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng;
e) Không bảo đảm đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
g) Không trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để đảm bảo ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, tai nạn lao động.”
Áp dụng khoản 1 Điều 5 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định mức tiền phạt quy định tại Điều 20 là mức là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Công ty bạn sẽ bị áp dụng mức phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền nêu trên; và Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính “Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt”, xác định mức trung bình khung tiền phạt đối với công ty là 45.000.000 đồng.
![Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại](/modules/frontend/themes/plxh/images/pc/qr-code.jpg?v=2.620250124154516)
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại