Yêu cầu kỹ thuật cơ bản với Nền tảng học trực tuyến mở đại trà
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa. |
Theo đó, MOOCs là 1 trong 35 nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số đã được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt trong Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, với 35 nền tảng số quốc gia được công bố lần thứ nhất. Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm chủ trì thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng MOOCs.
Nền tảng MOOCs là hệ thống thông tin cho phép học viên ở những vị trí địa lý khác nhau cùng tham gia các khóa học trực tuyến thông qua mạng Internet.
Giảng viên có thể đăng tải, biên tập các tài liệu, tư liệu, bài giảng, video được tổ chức thành nhiều chủ đề và cấp độ khác nhau để học viên khai thác. Học viên có thể tham gia 1 lớp học duy nhất để nghiên cứu sâu về một chủ đề cụ thể hoặc tham gia một chuỗi các khóa học để có được những kiến thức toàn diện về một lĩnh vực nghiên cứu, với sự hỗ trợ của công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Nền tảng MOOCs còn có sự hỗ trợ của mạng xã hội, giúp tăng cường tương tác giữa giảng viên và học viên. Nền tảng này hầu như không có giới hạn về điều kiện tham dự cũng như phí đăng ký học.
Theo Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông, tài liệu “Yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật của nền tảng MOOCs” mới được Bộ ban hành nhằm hướng dẫn việc xây dựng, đánh giá, lựa chọn nền tảng MOOCs
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng, triển khai nền tảng MOOCs có thể chủ động xem xét, áp dụng các yêu cầu về chức năng, tính năng kỹ thuật này.
Cục Tin học hóa cũng cho biết thêm, cho đến nay, Bộ đã bước đầu hoàn thiện nền tảng MOOCs và đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nước từ trung ương đến cấp xã và phổ cập kỹ năng số cho người dân.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại