Thứ hai 25/11/2024 15:13
Thực hiện xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận tại phường Phú Đô:

Ý thức thực thi công vụ của cán bộ được nâng lên

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thực hiện quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, cơ quan tư pháp được giao nhiệm vụ theo dõi, giám sát và tổng hợp việc thực hiện các tiêu chí của các đơn vị. Thông qua đó, ý thức thực thi công vụ của cán bộ tư pháp cũng được nâng lên.
Ý thức thực thi công vụ của cán bộ được nâng lên
Bà Trần Thị Hồng Thu, cán bộ tư pháp phường Phú Đô chia sẻ về những hiệu quả khi thực hiện xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (ảnh P.C)

Ngày 10/9/2021, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 208/KH-UBND về việc thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTG ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn TP Hà Nội. Mục tiêu nhằm phổ biến, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Đồng thời, xác định rõ nhiệm vụ, tiến độ thực hiện; phân công trách nhiệm cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các cấp trong triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg; bảo đảm tính khả thi.

Thông tin về việc thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn, bà Trần Thị Hồng Thu, cán bộ tư pháp UBND phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội cho biết: Thực hiện đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn, ngay từ đầu UBND phường Phú Đô đặt mục tiêu xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là mục tiêu phấn đấu, thực hiện để các công tác, tiêu chí được thực thi đảm bảo, đúng pháp luật và tốt hơn.

UBND phường đã xây dựng kế hoạch thực hiện quy định xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và ban hành Quyết định phân công công chức phường phụ trách theo dõi, đánh giá, tự chấm điểm các tiêu chí tiếp cận pháp luật.

Căn cứ vào các tiêu chí thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật tại xã, phường, thị trấn cán bộ được phân công sẽ chấm điểm. Các tiêu tiêu chí như: Ban hành các văn bản theo thẩm quyền để tổ chức và bảo đảm thi hành pháp luật trên địa bàn; Công khai, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ, đúng quy định pháp luật về tiếp cận thông tin; Ban hành, tổ chức thực hiện Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật/hòa giải ở cơ sở/đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hàng năm; Tổ chức tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo đúng quy định pháp luật; Tiếp nhận, giải quyết TTHC đúng quy định pháp luật về giải quyết TTHC.

Bà Trần Thị Hồng Thu cho biết, đối với cán bộ tư pháp, để thực hiện xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thì cứ thực hiện tốt công việc hàng ngày là gần như sẽ đạt. Ví dụ như cán bộ tư pháp thực hiện hướng dẫn công dân khai sinh/khai tử online. Các thủ tục hành chính thực hiện trực tuyến được hướng dẫn người dân kịp thời.

"Quá trình làm chúng tôi cố gắng để giải quyết thủ tục cho Nhân dân sớm nhất, khắc phục máy móc trục trặc, mạng yếu... Nếu như làm tốt công việc hàng ngày thì thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật mới tốt được. Văn phòng UBND phường đều có giám sát các bộ phận, thúc giục tiến độ để sát sao hàng ngày. Mọi người chủ động công việc nên hiếm xảy ra chậm muộn thủ tục hành chính của người dân", bà Hồng Thu chia sẻ.

Đánh giá về việc thực hiện xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, bà Hồng Thu cho rằng: Việc thực hiện quy định này đã thúc đẩy mọi người quan tâm đến công việc của mình hàng ngày hơn. Đối với cán bộ tư pháp cũng nâng cao đạo đức nghề nghiệp của mình.

Dẫn chứng cho ý kiến này, bà Hồng Thu nói: Nếu cán bộ tư pháp không nâng cao đạo đức nghề nghiệp thì cũng xảy ra những hậu quả. Ví dụ công dân chưa chết mà khai cho họ chết hoặc làm sai lệch năm mất của họ vì mục đích của người nhà, liên quan thừa kế.... thì sẽ bị kỷ luật và phải bỏ tài sản riêng ra để đền bù. Vì thế việc thực hiện tiêu chí đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật cũng góp phần nâng cao đạo đức của cán bộ tư pháp.

Bà Hồng Thu cho rằng, việc thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật ở xã, phường, thị trấn với các tiêu chí chấm điểm chuẩn tiếp cận pháp luật là điều tốt, để các bộ phận cũng quan tâm hơn đến công việc của mình. Qua đây nhằm nâng cao nhận thức, giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật trong cán bộ và Nhân dân.

Tuy nhiên, bà Hồng Thu cũng cho rằng để việc thực hiện được hiệu quả hơn nữa cần phải đánh vào thi đua hoặc căn cứ tiêu chí gì đó để mọi người quan tâm hơn vì hiện nay vẫn mang tính hình thức. Cơ chế giám sát chưa chặt chẽ, chưa được nhắc việc thường xuyên để các bộ phận thấy đó là quan trọng.

Năm 2021 kết quả thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật trên địa bàn phường Phú Đô có 5 tiêu chí đạt từ 90% trở lên so với tổng số điểm tối đa. Tổng số điểm đạt được của 5 tiêu chí là 96/100 điểm. Điều kiện về tổng số điểm của từng tiêu chí: Đạt. Điều kiện về tổng số điểm đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính: Đạt. Điều kiện về cán bộ công chức cấp xã vi phạm kỷ luật theo quy định: Không có cán bộ vi phạm kỷ luật theo quy định. Trên cơ sở tổng hợp, đánh giá, chấm điểm các tiêu chí tiếp cận pháp luật và kết quả cuộc họp tại UBND phường, kết quả tự đánh giá: Đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.

Tuyên truyền, phổ biến kịp thời nhiều quy định về phòng dịch đến với người dân Tuyên truyền, phổ biến kịp thời nhiều quy định về phòng dịch đến với người dân
Nhiều quy định của pháp luật được phổ biến sâu rộng đến với người dân Nhiều quy định của pháp luật được phổ biến sâu rộng đến với người dân
Trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho người dân Trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho người dân
Phong Châu
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động