Xung đột Nga – Ukraine khiến mức chi tiêu quân sự toàn cầu tăng kỷ lục
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênMức chi tiêu quân sự trên toàn cầu tăng kỷ lục trong năm 2022. |
Theo đó, ngày 23/4 (giờ địa phương), báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho thấy chi tiêu quân sự thế giới năm 2022 đã tăng lên mức 2.240 tỷ USD, tương đương 3,7%. Đây là con số kỷ lục về mức chi tiêu quân sự trong năm năm của thế giới.
Trong đó, mức chi tiêu của châu Âu đã tăng 13%, phần lớn thuộc về hai quốc gia là Nga và Ukraine. Tuy nhiên bên cạnh đó nhiều quốc gia ở khu vực này cũng đã tăng cường ngân sách quân sự và lên kế hoạch chi mạnh tay hơn nữa trong bối cảnh tình hình căng thẳng vẫn chưa hạ nhiệt.
Chi tiêu quân sự của Ukraine đã tăng 640% vào năm 2022, mức tăng hàng năm lớn nhất được ghi nhận trong dữ liệu của SIPRI kể từ năm 1949, không bao gồm số lượng lớn viện trợ quân sự do phương Tây cung cấp.
Cũng theo SIPRI thì Mỹ cũng đã chi ra số tiền viện trợ kỷ lục cho Ukraine chiếm tới 2,3% tổng chi tiêu quân sự của nước này trong năm 2022. Còn với Nga, Moscow cũng đã ước tính tăng 9,2% mức chi tiêu quân sự trong năm vừa qua.
Trước đó, SIPRI cũng đưa ra báo cáo về mức chi tiêu quân sự kỷ lục vào năm 2021 khi lần đầu tiên vượt mốc 2.000 tỷ USD trong một năm.
Trong năm 2021, các quốc gia đã chi tiêu tổng cộng 2.113 tỷ USD cho quân đội, tăng 0,7% so với năm 2020. Dữ liệu của SIPRI cho biết, chi tiêu quân sự đã giảm trong một khoảng thời gian ngắn, từ năm 2011 đến 2014, nhưng sau đó gia tăng trong 7 năm liên tiếp.
Sau khi Nga thực hiện chiến dịch đặc biệt tại Ukraine, chính phủ một số nước châu Âu đã cam kết tăng chi tiêu quốc phòng để củng cố năng lực quân đội.
Xu hướng đảo chiều về chi tiêu quân sự từ năm 2015, được thúc đẩy một phần nhờ việc gia tăng chi tiêu quốc phòng tại châu Âu sau khi Nga sáp nhập Bán đảo Crimea năm 2014.
Nga tiếp tục kiểm soát thêm 2 khu vực ở Bakhmut | |
Hội nghị thượng đỉnh G7 thặt chặt an ninh trước thời điểm diễn ra |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại