Thứ bảy 23/11/2024 00:00

Xử phạt hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong đợt gọi nhập ngũ vừa rồi tại địa phương tôi có tình trạng một số thanh niên đã nhận được lệnh gọi nhập ngũ nhưng không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng. Xin hỏi những đối tượng này có bị xử lý không? Hình thức xử lý ra sao?    
xu phat hanh vi khong chap hanh lenh goi nhap ngu
Các tân binh lên đường nhập ngũ. Ảnh minh họa

Trả lời:

Các đối tượng đã có lệnh gọi gọi nhập ngũ nhưng không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đángđược coi là hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.

Tại khoản 8 Điều 3 Luật nghĩa vụ quân sự quy định:

“8. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu

Và Điều 10 Luật nghĩa vụ quân sự quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

“1. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

2. Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.

3. Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.

5. Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật.

6. Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.”

Hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ thuộc một trong những hành vitrốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự, đây là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự.

Các đối tượng có hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; cụ thể:

“Điều 7. Vi phạm quy định về nhập ngũ

1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”

Áp dụng khoản 2 Điều 3Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định mức tiền phạt quy định tại Điều 7 là mức là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, theo Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính “Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt”, xác định mức trung bình khung tiền phạt đối vớiđối tượng không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng là 2.000.000 đồng.

Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 2Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CPBuộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.”

Cần lưu ý, nếu hành vi vi phạm trên có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Điều 332 Bộ luật hình sự 2015. Cụ thể là:“Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.

Tú Vy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động