Xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênLực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ |
Kế hoạch nêu rõ, trước tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động đến mọi mặt kinh tế, xã hội đất nước, Ban Chỉ đạo 389/TP yêu cầu các đơn vị thành viên chủ động xây dựng và thực hiện các biện pháp đấu tranh có hiệu quả đối với hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; thường xuyên nhận diện các phương thức, thủ đoạn mới của các đối tượng lợi dụng để vi phạm và các thủ đoạn mới phát sinh. Trong đó, tập trung vào các lĩnh vực, địa bàn trọng điểm, tạo sự chuyển biến mạnh trong công tác đấu tranh, phòng ngừa các vi phạm gây bất ổn cho thị trường.
Chú trọng kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong kinh doanh hàng kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát trên các tuyến giao thông, các ga tàu, bến xe, kho hàng, các chợ đầu mối, trung tâm thương mại tập trung buôn bán hàng hóa số lượng lớn, nhằm ngăn chặn việc vận chuyển, tập kết hàng lậu, hàng giả…
Ban Chỉ đạo 389/TP yêu cầu Cục Quản lý thị trường Hà Nội (là Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo) chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý các vi phạm về kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, trong lĩnh vực thương mại điện tử, các ứng dụng bán hàng trực tuyến… Đặc biệt, lưu ý đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng kém chất lượng lưu thông trên thị trường, các mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch như khẩu trang, kit test thử Covid-19, thuốc điều trị phòng, chống Covid-19…
Trong năm 2021, các lực lượng chức năng trong Ban Chỉ đạo 389/TP đã thanh tra, kiểm tra 28.585 vụ; xử lý hành chính 25.306 vụ. 87 vụ với 140 đối tượng đã bị khởi tố hình sự. Tổng số tiền phạt hành chính, truy thu thuế, thu hồi thuế và tiền bán hàng tịch thu là 3.145 tỷ 593 triệu đồng. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại