Xem xét kháng cáo kêu oan của cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBị cáo Trần Hùng tại phiên tòa sơ thẩm. |
18/36 bị cáo có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Riêng bị cáo Trần Hùng, cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội, Tổ trưởng Tổ 304, Tổng cục Quản lý thị trường, kháng cáo kêu oan.
Cuối tháng 12/2023, phiên tòa phúc thẩm đã được mở tuy nhiên do vắng mặt một số bị cáo, người làm chứng và luật sư bào chữa nên phải hoãn.
Trước đó, tháng 7/2023, TAND TP Hà Nội đã đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Trần Hùng 9 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. 35 bị cáo khác bị tuyên thấp nhất 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, cao nhất 10 năm tù, về các tội: “Sản xuất, buôn bán hàng giả; Môi giới hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Về dân sự, HĐXX sơ thẩm buộc bị cáo Trần Hùng nộp lại 300 triệu đồng là số tiền bị cáo buộc đã nhận hối lộ. Tuy nhiên, sau bản án sơ thẩm, 18 người có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, duy nhất ông Trần Hùng kêu oan.
Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Hùng cho rằng, bị nhóm bị cáo trong vụ án vu khống, bịa đặt. Ông Hùng nêu, giữa ông và những người này không hề mâu thuẫn. Lý do ông bị vu khống là họ đang mắc tội, vì không muốn bị xử lý nên mới "triệt hạ ông". Cựu Cục phó cho hay, Tổ 304 thuộc Tổng cục QLTT do ông từng làm tổ trưởng là đơn vị tiếp nhận, xác minh thông tin liên quan đến hàng giả, tổ thành lập mang tính kiêm nhiệm chưa có chuyên trách cụ thể.
Sáng 8/7/2020, ông Hùng trực tiếp nhận nguồn tin từ ông Nguyễn Đăng Quang, trợ lý Tổng giám đốc Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, đề nghị kiểm tra đột xuất một kho hàng nghi mua bán sách giáo khoa giả. Sau khi tiếp nhận thông tin, ông Hùng cho biết đã báo cáo Tổng cục trưởng, rồi trực tiếp cùng ông Quang đi kiểm tra. Ông Hùng còn chỉ đạo Cục QLTT Hà Nội cùng Đội QLTT số 17, đi xử lý. Kết quả đã phát hiện hơn 27.000 quyển sách giáo khoa giả tại Công ty (Cty) Phú Hưng Phát do Cao Thị Minh Thuận làm Giám đốc.
Cựu Cục phó khai, ngay buổi chiều hôm sau, bị cáo Cao Thị Minh Thuận, Giám đốc CtyPhú Hưng Phát, đã tiếp cận để "xin" nhưng ông nói luôn “không được”. Đến sáng 13/7/2020, ông Hùng được bị cáo Nguyễn Duy Hải (lao động tự do) liên hệ để xin chỉ đạo xử lý nhẹ nhưng ông Hùng thẳng thắn chia sẻ với Hải là Thuận cũng gọi rồi, nhưng không xin được.
Theo lời khai của ông Hùng, tại phòng làm việc lúc đó còn có hai người khác, Hải nói “Thuận biếu tổ công tác mấy trăm triệu”. Song ông Hùng đã chỉ tay thẳng vào mặt Hải mắng “mày định hối lộ tao à”. Sau đó, đuổi Hải ra khỏi phòng. Bị cáo quả quyết, suốt 10 năm công tác, không ai buôn bán hàng giả có thể mua chuộc được mình.
Theo cáo trạng, Cao Thị Minh Thuận cùng nhóm đồng phạm đặt in, nhập kho hơn 9,3 triệu quyển sách giả các loại liên quan Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam với tổng trị giá theo giá in trên bìa sách là hơn 260 tỷ đồng. Nhóm của Thuận đã tiêu thụ hơn 6,3 triệu quyển, còn 3 triệu quyển chưa kịp bán thì bị cảnh sát thu giữ.
Theo đó, tháng 7/2020, Đội QLTT số 17 Hà Nội phối hợp tổ 304 (nơi ông Trần Hùng làm tổ trưởng) kiểm tra Cty của bà Thuận, thu giữ hơn 27.000 quyển sách giả. Bà Thuận thấy ông Trần Hùng là người trực tiếp chỉ đạo vụ việc nên thông qua “người trung gian” nhắn tin, điện thoại nhờ giúp đỡ chỉ đạo để xử lý nhẹ vụ việc. Ông Trần Hùng đồng ý tha với yêu cầu bà Thuận phải chỉ ra một số cơ sở in lậu.
Vì lo sợ vẫn bị xử lý hình sự nên bà Thuận tiếp tục liên hệ với bị cáo Nguyễn Duy Hảiđặt vấn đề chi 400 triệu đưa cho ông Hùng để xin xử lý nhẹ vụ việc.Ngày 15/7/2020, bị cáo Hải cầm 300 triệu đồng đến phòng làm việc của ông Trần Hùng. Tại đây, ông Hải đã gọi điện để ông Hùng nói chuyện với bà Thuận, hướng dẫn viết lại bản tường trình thay đổi lời khai nguồn gốc sách bị thu giữ.
Sau đó, ông Hùng còn chỉ đạo cấp dưới tạo điều kiện giúp đỡ bà Thuận theo hướng xử lý hành chính vụ buôn sách lậu.
Vĩnh Phúc: phát hiện 4 doanh nghiệp có dấu hiệu làm giả mật ong | |
Phát hiện bí mật trong 153 thùng carton tại phố Phùng Hưng | |
Xử phạt cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu số lượng lớn |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại