Thứ năm 18/04/2024 13:43

Xây dựng hệ thống thế trận an ninh Nhân dân trên không gian mạng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Xây dựng hệ thống thế trận an ninh Nhân dân trên không gian mạng có khả năng chỉ huy, kết nối, chia sẻ thông tin, tiếp nhận và xử lý sớm các thông tin gây hại tới không gian mạng quốc gia từ các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp viễn thông, Internet, dịch vụ nội dung số.
Xây dựng hệ thống thế trận an ninh Nhân dân trên không gian mạng
Xây dựng hệ thống thế trận an ninh Nhân dân trên không gian mạng

Đây là mục tiêu của Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký phê duyệt tại Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10/8/2022.

Chiến lược đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025 duy trì thứ hạng 25 đến 30 về Chỉ số an toàn, an ninh mạng theo đánh giá của Liên minh Viễn thông quốc tế (Chỉ số GCI).

Hình thành lực lượng bảo đảm an toàn, an ninh mạng tại các bộ, ngành, cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước; đảm bảo mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước có một bộ phận được giao nhiệm vụ làm đầu mối, chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Khuyến khích các doanh nghiệp khác có một đơn vị bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Bảo vệ cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia, trọng tâm là hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật về an ninh mạng. Bảo vệ hệ thống thông tin của 11 lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng (theo Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ).

Kinh phí bảo đảm an toàn, an ninh mạng đạt tối thiểu 10% kinh phí chi cho khoa học công nghệ, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin.

Chiến lược đề ra 12 nhiệm vụ, giải pháp gồm: 1- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; 2- Hoàn thiện hành lang pháp lý; 3- Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng; 4- Bảo vệ hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số, cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia; 5- Bảo vệ hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước; 6- Bảo vệ hệ thống thông tin của các lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin; 7- Tạo lập niềm tin số, xây dựng môi trường mạng trung thực, văn minh, lành mạnh và phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng; 8- Làm chủ, tự chủ công nghệ, sản phẩm, dịch vụ đủ khả năng chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng; 9- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; 10- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng an toàn, an ninh mạng; 11- Nâng cao uy tín quốc gia và hợp tác quốc tế; 12- Đầu tư nguồn lực và bảo đảm kinh phí thực hiện.

Trong đó, chủ quản hệ thống thông tin triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ và mô hình bảo vệ 4 lớp đối với hệ thống thông tin của các lĩnh vực quan trọng; ưu tiên sử dụng sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin mạng Made in Viet Nam trong các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.

Bên cạnh đó, đầu tư nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân liên quan về bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin của các lĩnh vực quan trọng.

Tối thiểu 1 năm/1 lần tổ chức diễn tập, hướng dẫn, kiểm tra, ứng phó và ứng cứu sự cố an toàn thông tin cho các lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.

Phát triển các Đội ứng cứu sự cố khẩn cấp của 11 lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng (CERT lĩnh vực) theo sự điều phối của Bộ Thông tin và Truyền thông, tham gia vào Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia.

Các cơ quan chuyên trách an toàn, an ninh mạng (Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông) chia sẻ thông tin về nguy cơ, rủi ro an toàn thông tin mạng cho chủ quản hệ thống thông tin thuộc 11 lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Bộ Công an xây dựng cơ chế, thiết lập đường dây nóng, hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin về tội phạm mạng từ không gian mạng để quần chúng nhân dân phản ánh kịp thời, trực tiếp thông tin, hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng tới cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phù hợp với thực tiễn chuyển đổi số. Phát huy vai trò của thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng để hình thành mô hình toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên không gian mạng.

Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm quốc gia để kịp thời phát hiện, điều phối, ứng cứu cố sự an ninh mạng; thu thập, chia sẻ thông tin về an ninh mạng giữa Nhà nước và doanh nghiệp, trong nước và thế giới; xây dựng, hình thành nền tảng điều hành, giám sát an ninh mạng thống nhất.

Bộ Thông tin và Truyền thông thúc đẩy phát triển ứng dụng (app) Internet an toàn nhằm bảo vệ người dân trên môi trường mạng; phát triển ứng dụng (app) tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin cho người sử dụng; phát triển nền tảng hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; hướng dẫn tổ chức, cá nhân thay đổi thói quen, hành vi trên môi trường mạng theo các chuẩn mực an toàn...

Dạy Luật An ninh mạng trong trường phổ thông: Kịp thời và phù hợp
4 xu hướng tấn công mạng được Cục An toàn thông tin cảnh báo
Tăng cường năng lực công nghệ, con người... để đảm bảo an toàn, an ninh mạng
Cần siết chặt vấn đề bản quyền trên không gian mạng
T.Quang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội chọn quận Ba Đình làm đột phá trong cải tạo chung cư cũ

Hà Nội chọn quận Ba Đình làm đột phá trong cải tạo chung cư cũ

Ngày 16/4, ngay sau khi kiểm tra Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đi kiểm tra tình hình triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội.
Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại Lào

Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại Lào

Tối 10/4, Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm trưởng đoàn về đến Hà Nội, hoàn thành các nội dung của chuyến thăm và làm việc tại nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam  Đỗ Văn Chiến thăm hữu nghị Lào và dự Hội nghị Chủ tịch Mặt trận 3 nước Đông Dương

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm hữu nghị Lào và dự Hội nghị Chủ tịch Mặt trận 3 nước Đông Dương

Sáng 9/4, Đoàn đại biểu cấp cao UBTƯ MTTQ Việt Nam do Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến làm Trưởng đoàn đã rời Thủ đô Hà Nội bắt đầu chuyến thăm và dự Hội nghị Chủ tịch Mặt trận 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1968/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến họp trong 26 ngày, tại 2 đợt

Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến họp trong 26 ngày, tại 2 đợt

Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra dự án chung cư có hiện tượng tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra dự án chung cư có hiện tượng tăng giá bất thường

Trước phản ánh tại một số khu vực, dự án, khu chung cư có căn hộ, nhà ở với mức giá cao bất thường; có hiện tượng thổi giá, làm giá, đầu cơ, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị đề nghị UBND TP Hà Nội kiểm tra, rà soát hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản, đặc biệt các dự án chung cư có hiện tượng này.
Cần làm rõ nguyên tắc để quản lý bền vững tài nguyên nước

Cần làm rõ nguyên tắc để quản lý bền vững tài nguyên nước

Giáo sư, tiến sĩ Trần Đức Hạ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường cho rằng, Luật Thủ đô (sửa đổi) cần làm rõ nguyên tắc tiếp cận để quản lý bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường nước tạo điều kiện để xây dựng một kế hoạch tổng hợp thực hiện quản lý hệ thống nước bền vững cho TP Hà Nội.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): cần có khung tối đa của cơ quan chuyên môn

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): cần có khung tối đa của cơ quan chuyên môn

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), một số đại biểu Quốc hội thống nhất tăng số lượng HĐND của TP Hà Nội là 125 đại biểu. Đồng thời, cần có khung tối đa của cơ quan chuyên môn thuộc TP Hà Nội.
Quy định thẩm quyền đặc thù đảm bảo chủ động, linh hoạt

Quy định thẩm quyền đặc thù đảm bảo chủ động, linh hoạt

Các luật gia cho biết, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này đã quy định một số thẩm quyền đặc thù cho HĐND, UBND TP thuộc TP Hà Nội, đảm bảo quyền chủ động, linh hoạt cho chính quyền HĐND, UBND; đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả; đảm bảo quản trị đô thị mới có chức năng, nhiệm vụ chuyên biệt.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động