Cần siết chặt vấn đề bản quyền trên không gian mạng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa |
Bản thân tôi cũng gặp phải vấn đề này. Tháng 12/2017, tôi có bài viết “Đi qua những ngày cuối năm” đăng trên báo Pháp luật & Xã hội. Có lẽ, bài viết chạm đến cảm xúc của nhiều người nên đạt số lượt tiếp cận, chia sẻ khá cao. Tuy nhiên, một số trang tin, tờ báo đã lấy bài viết của tôi mà không dẫn nguồn.Tôi đã tìm ra, nhiều trang tin, cá nhân trích bài viết của tôi mà không dẫn nguồn. Thậm chí, một vài bạn còn táo bạo tới mức sửa tít và một chút đoạn đầu bài viết rồi đàng hoàng ký tên của họ gửi đăng báo bạn.
Nhà văn Bùi Ngọc Phúc, người sở hữu khá nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng cũng đã từng bị một vài người sử dụng facebook “ăn cắp” tác phẩm mang đi đăng trong hội nhóm dưới tên của họ. “Lao động nghệ thuật” duy nhất của kẻ “đạo văn” là thay đổi tên của truyện và tên tác giả. Trớ trêu thay, khi tác giả và các bạn đọc lên tiếng, người kia còn trắng trợn lăng mạ lại và “chặn” tất cả ý kiến trái chiều.
Theo tôi tìm hiểu được biết, trong lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh ở Việt Nam hiện nay có hàng trăm website công khai chiếu tràn lan các bộ phim trên mạng. Nhiều website âm nhạc tên miền “.vn” cung cấp các ấn phẩm mà không xin phép, trong đó chỉ có một số rất ít thực hiện trả phí bản quyền. Điều này gây bức xúc cho các tác giả, tạo nên tâm lý chán nản cho người sáng tác.
Tôi và các tác giả cũng hiểu rằng, cuộc chiến chống vi phạm bản quyền trên không gian mạng rất khó khăn. Tuy nhiên, chúng tôi mong các cơ quan chức năng cần xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ một cách rõ ràng. Các tác giả hãy tìm hiểu, áp dụng giải pháp hữu hiệu để bảo vệ tác phẩm của mình, phối hợp với cơ quan chức năng xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Điều quan trọng nhất, chúng ta cần tuyên truyền để mỗi người sử dụng mạng xã hội nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ, hãy biết tôn trọng trí tuệ, sức lao động của tác giả.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại