Thứ hai 25/11/2024 05:15
Ngày càng nhiều chiêu trò lợi dụng không gian mạng để lừa đảo:

Cảnh giác với thủ đoạn chiếm đoạt dữ liệu người dùng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đời sống ngày càng gắn liền với không gian mạng kéo theo muôn hình vạn trạng những hình thức lừa đảo. Lực lượng CA đang tập trung đấu tranh, làm rõ thủ đoạn mới, đồng thời đưa ra cảnh báo để người dân nâng cao cảnh giác.
Lê Thị Phi Nga (giữa) cấm đầu nhóm sử dụng mạng xã hội, đánh cắp thông tin, chiếm quyền sử dụng tài khoản
Lê Thị Phi Nga (giữa) cấm đầu nhóm sử dụng mạng xã hội, đánh cắp thông tin, chiếm quyền sử dụng tài khoản

Tài sản bị chiếm đoạt từ việc thông tin bị đánh cắp

Ngày 25-4, CA quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, đang phối hợp với cơ quan chức năng xác minh, điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt 50 triệu đồng. Theo đó, vào ngày 18-4, anh P, SN 1998, ở tỉnh Hà Nam, nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là CA và thông báo anh vi phạm giao thông. Đối tượng còn nói anh có liên quan đến việc mua bán tài khoản ngân hàng để rửa tiền.

Để xác định anh P không liên quan đến các vụ việc trên, đối tượng yêu cầu anh P phải chứng minh tài chính bằng cách chuyển 50 triệu đồng vào tài khoản do đối tượng cung cấp. Sau khi chuyển khoản, anh P phát hiện mình bị lừa và đến CA phường Quan Hoa trình báo.

Cùng ngày, CA quận Long Biên cho biết, cũng đang điều tra, xác minh vụ lừa đảo chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng. Theo đơn trình báo, ngày 18-4, chị T, SN 1995, ở quận Long Biên, Hà Nội, có lên mạng xã hội tìm kiếm việc làm tại nhà. Khi thấy quảng cáo tuyển cộng tác viên thanh toán đơn hàng online, chị T đã tham gia.

Khi làm nhiệm vụ thanh toán đơn hàng 1 có giá trị 160.000 đồng thì chị T nhận được số tiền 250.000 đồng, đơn hàng 2 có giá trị 600.000 đồng thì nhận được 800.000 đồng. Đến nhiệm vụ lần 3, chị T đã chuyển 312 triệu đồng thì các đối tượng thông báo số tiền muốn rút vượt quá 500 triệu đồng nên cần phải làm thêm giao dịch trị giá 450 triệu đồng mới được rút toàn bộ số tiền. Sau đó, chị T có nói chuyện với gia đình và được khuyên can nên đã đến CQCA phường Giang Biên trình báo sự việc.

Trước đó, Phòng Cảnh sát hình sự (CATP Hà Nội) thông tin, ngày 21-4-2022, đơn vị đã khởi tố Nguyễn Trần Minh Hòa, SN 1995, thường trú tại tỉnh Vĩnh Long, về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Theo đó, Phòng Cảnh sát hình sự nhận được trình báo về việc tài khoản chứng khoán của một khách hàng bị truy cập trái phép và bị chiếm đoạt 3,4 tỷ đồng. Sau một thời gian điều tra, ngày 20-3-2022, CATP Hà Nội đã phối hợp với CA tỉnh Vĩnh Long bắt được Nguyễn Trần Minh Hòa.

Tại CQCA, Hòa khai nhận, đầu năm 2022, phát hiện một diễn đàn về chứng khoán có lỗi SQL Injection (là lỗi về cơ sở dữ liệu khiến trang web có thể bị chiếm đoạt dữ liệu người dùng) nên đã xâm nhập trái phép, thu thập được hơn 100.000 tài khoản và mật khẩu người dùng.

Lợi dụng việc ngân hàng cho mở tài khoản trực tuyến chỉ cần chứng minh nhân dân, không cần phải trực tiếp đến chi nhánh, đối tượng làm giả giấy tờ để mở tài khoản ngân hàng trùng tên với tài khoản chứng khoán chiếm đoạt được, liên kết tài khoản ngân hàng làm giả với tài khoản chứng khoán và rút tiền từ tài khoản chứng khoán.

Sau đó, Hòa sử dụng 3,4 tỷ đồng chiếm đoạt được trong tài khoản ngân hàng giả mạo mua tiền kỹ thuật số rồi bán đi để lấy tiền mặt về tài khoản cá nhân.

Cũng trong tháng 4-2022, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) phối hợp cùng CATP Hà Nội và CA nhiều địa phương phát hiện băng nhóm do Lê Thị Phi Nga, SN 1971, trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, cầm đầu sử dụng mạng xã hội đánh cắp thông tin tài khoản, số điện thoại, hình ảnh của người dân, sau đó làm giả chứng minh nhân dân, căn cước công dân để lấy mã OTP, chiếm quyền sử dụng tài khoản và chuyển tiền sang tài khoản của ngân hàng khác để chiếm đoạt. CQCA nhận định, băng nhóm của Nga đã chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của nhiều nạn nhân...

Thủ đoạn lừa đảo tuyển cộng tác viên bán hàng online của nhóm tội phạm. Ảnh minh hoạ
Thủ đoạn lừa đảo tuyển cộng tác viên bán hàng online của nhóm tội phạm. Ảnh minh hoạ

Tăng cường bảo mật tài khoản

CATP Hà Nội khuyến cáo người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về các thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Để làm việc với người dân, CQCA sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua CA địa phương và không yêu cầu người dân cung cấp tài khoản ngân hàng để phục vụ điều tra. Người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP và chuyển tiền cho các đối tượng.

Đặc biệt, trước sự gia tăng lừa đảo qua internet trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, bà Trương Mai Phương, chuyên viên Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) khuyến cáo, người dân và các nhà đầu tư cần phải tăng cường bảo mật tài khoản internet banking, tài khoản trên các sàn giao dịch chứng khoán, ví điện tử... Các tài khoản này nên sử dụng mật khẩu mạnh (gồm nhiều số, chữ, ký hiệu), riêng biệt với các tài khoản mạng xã hội, diễn đàn và thường xuyên thay đổi mật khẩu định kỳ theo khuyến cáo của đơn vị quản lý.

“Chuyên viên các Cty tài chính, chứng khoán, phòng giao dịch ngân hàng cần có ý thức bảo mật thông tin trong quá trình thực hiện các giao dịch. Điện thoại di động, máy tính cá nhân cần sử dụng chế độ bảo mật nhiều lớp. Không truy cập các đường link lạ, tải và sử dụng các ứng dụng không rõ nguồn gốc”, bà Trương Mai Phương nhấn mạnh.

Thượng tá Phạm Đức Hà, Phó Trưởng phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (CATP Hà Nội) cho rằng, điều quan trọng là chính người dân phải nêu cao tinh thần cảnh giác. Khi nhận các cuộc gọi đến bằng số điện thoại cố định, người gọi tự xưng là cán bộ các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là lực lượng CA để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án thì không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở..., khi chưa xác minh được nhân thân của người gọi. Đặc biệt, không nghe lời của các đối tượng chuyển tiền vào các tài khoản do chúng chỉ định.

Để phòng tránh rủi ro, người dân cần thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội; không chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân trên mạng xã hội; không cho mượn, cho thuê các giấy tờ cá nhân như căn cước công dân, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, thẻ ngân hàng. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải kịp thời thông báo cho CQCA nơi gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.

Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, ngoài các thủ đoạn lừa đảo “truyền thống” như giả danh cán bộ Nhà nước, người nhà lãnh đạo cấp cao để lừa đảo xin việc làm, “chạy chức”, “chạy án”, xin dự án…, hiện nay, các đối tượng đang lợi dụng không gian mạng internet để tiếp cận nạn nhân, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với phương thức tinh vi, đa dạng. Đặc biệt, lừa đảo trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán diễn biến phức tạp.
Nhận lời làm cộng tác viên bán hàng trên MXH, người phụ nữ mất 800 triệu đồng
Chế tài nào cho những kẻ lừa đảo chiếm đoạt tiền từ thiện?
Làm cộng tác viên bán hàng online, một phụ nữ bị lừa gần 1 tỷ đồng
Nhiều người sập bẫy bán hàng online, CATP Hà Nội đưa ra cảnh báo
Cô gái mất hơn 800 triệu đồng khi tuyển dụng "bán hàng online"
Dương Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Quy định pháp luật về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Quy định pháp luật về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Làm giả giấy tờ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những thủ đoạn lừa đảo phổ biến hiện nay và ngày càng trở nên tinh vi, khó đoán. Vậy, tội "Làm giả giấy tờ để chiếm đoạt tài sản" sẽ bị xử lý thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?
Phá đường dây tiêu thụ xe gian sang Campuchia từ vụ bắt gã thanh niên “dạt vòm”

Phá đường dây tiêu thụ xe gian sang Campuchia từ vụ bắt gã thanh niên “dạt vòm”

Tiến hành mở rộng vụ án vụ án trộm cắp, Công an quận Đống Đa, Hà Nội đã điều tra làm rõ các đối tượng chuyên tiêu thụ xe gian số lượng lớn.
Một cơ sở kinh doanh tinh dầu và thuốc lá điện tử nhập lậu trên phố An Dương

Một cơ sở kinh doanh tinh dầu và thuốc lá điện tử nhập lậu trên phố An Dương

Công an quận Tây Hồ, Hà Nội thông tin, lực lượng chức năng vừa phát hiện, xử lý một cơ sở kinh doanh tinh dầu và thuốc lá điện tử nhập lậu…
Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Phong (SN 1983, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Duy Đức Tuấn, SN 1974, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư tài chính Thái Bình Dương (Cty Thái Bình Dương) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Lê Viết Sơn, SN 1962, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cảnh sát 141 bắt giữ gần 100 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự trong tháng cao điểm

Cảnh sát 141 bắt giữ gần 100 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự trong tháng cao điểm

Trong thời gian 1 tháng, các tổ công tác 141 trong quá trình làm nhiệm vụ đã phát hiện 83 vụ việc, 93 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự,
Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Lực lượng 141 Công an TP Hà Nội vừa bắt 2 đối tượng nguy hiểm, thu giữ súng, đạn và nhiều chất nghi là ma túy.
Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác Y2 phát hiện đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động