Thứ ba 19/03/2024 12:54
Giải đáp pháp luật

Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo khoản 1 Điều 149 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định”.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hỏi: Sau khi ông, bà tôi qua đời thì cha, mẹ tôi đứng ra kê khai nhà đất đã quản lý, sử dụng hơn 30 năm. Vậy, xin quý báo cho biết, nhà đất mà ông, bà tôi để lại có xác lập quyền sở hữu cho cha, mẹ tôi theo thời hiệu không?

(Nguyễn Văn Hùng, trú tại huyện Thanh Trì, Hà Nội)

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, xin trả lời như sau:

Theo khoản 1 Điều 149 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định”.

Căn cứ Điều 236 Bộ luật Dân sự năm 2015 về việc cho phép xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.

Như vậy, căn cứ theo các quy định trên của pháp luật thì để xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu cần phải đáp ứng các điều kiện như sau: Việc chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng phải ngay tình, tức là người chiếm hữu không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật; việc chiếm hữu tài sản được thực hiện trong một thời gian mà không có tranh chấp (chiếm hữu liên tục); việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm (chiếm hữu công khai); thời gian phải là 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản. Do đó, việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu đối với người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đủ các điều kiện như nêu trên đương nhiên được công nhận.

Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 về “Thời hiệu thừa kế”:

“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này”.

Như vậy, đối với trường hợp của gia đình bạn thì nhà, đất do ông, bà nội của bạn để lại là di sản. Cha, mẹ của bạn là người được giao quản lý, sử dụng và đến nay cha, mẹ bạn đã quản lý nhà, đất trên 30 năm do đó được xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

Chiếm hữu được ghi nhận thành một điều luật độc lập trong Bộ luật Dân sự 2015 là thể hiện cách tiếp cận mới của các nhà làm luật. Theo đó chế định chiếm hữu được coi là một chế định tồn tại độc lập so với chế định sở hữu. Chiếm hữu được ghi nhận là một tình trạng, một sự kiện, không phải là một quyền, để từ đó phát sinh những quan hệ pháp lý nhất định. Việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản là sự chiếm hữu tài sản thực tế kết hợp với ý chí của người chiếm hữu.

Bộ luật Dân sự 2015 đã đưa ra khái niệm chiếm hữu ngay tình rộng hơn so với Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu, bao gồm hai loại là: chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình.

Yêu cầu công nhận quyền sở hữu tầng hầm
Chuyện về giấy sở hữu ruộng đất cấp sau chiến thắng Điện Biên Phủ
Tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc ca
Bảo Lâm
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động