Vụ thổi giá kit xét nghiệm Covid-19: Hành vi đáng lên án
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênChủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Cty Việt Á Phan Quốc Việt bị khởi tố |
Nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19
Ngày18-12, theo thông tin từ Bộ Công an, CQCSĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án vi phạm quy định về đấu thầu, nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19 xảy ra tại Cty Việt Á, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật CDC Hải Dương và các đơn vị, địa phương liên quan.
CQCSĐT Bộ Công an khởi tố 7 bị can, trong đó có Phan Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Cty Việt Á và Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương.
Ở góc độ pháp lý, những đối tượng vi phạm quy định có thể bị xử lý sao? luật sư Nguyễn Hồng Thái, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, hành vi lợi dụng dịch bệnh để trục lợi, nâng giá kít xét nghiệm Covid-19 là hành vi vi phạm pháp luật. Đây cũng sẽ là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, nếu bị kết án thì các đối tượng này sẽ bị xử lý bằng các chế tài nghiêm khắc.
Kit test Covid-19 của Cty Việt Á được xác định bán với giá 470.000đồng/kit. |
Các đối tượng có thể bị xử lý nghiêm khắc, kịch khung
“Hành vi trục lợi trong hoạt động đấu thầu thiết bị y tế tại Trung tâm CDC Hải Dương theo như thông tin từ phía CQĐT là hành vi đáng lên án “táng tận lương tâm”. Các đối tượng có thể bị xử lý nghiêm khắc, kịch khung”, luật sư Thái phân tích.
Cũng theo luật sư Thái, trong trường hợp kết quả giải quyết vụ án hình sự có căn cứ cho thấy các đối tượng đã thực hiện hành vi: Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu; Thông thầu; Gian lận trong đấu thầu; Cản trở hoạt động đấu thầu; Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu; Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu hoặc chuyển nhượng thầu trái phép gây thiệt hại cho Nhà nước từ 100.000.000 đồng trở lên thì các đối tượng này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 222 BLHS 2015.
Cụ thể, những người thực hiện một trong những hành vi gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
Trong trường hợp thiệt hại đến 1.000.000.000 đồng thì các đối tượng sẽ phải đối mặt với mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 20 năm tù. Như vậy, trong vụ việc này nếu như gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại trên 1.000.000.000 đồng thì Giám đốc CDC Hải Dương có thể phải nhận mức án phạt tù từ 3-20 năm tù.
“Vấn đề này CQĐT sẽ làm rõ động cơ, mục đích, làm rõ hành vi, làm rõ hậu quả để có căn cứ xử lý các đối tượng này để có căn cứ xử lý theo quy định của pháp luật”, luật sư Thái cho hay.
Các bị can bị khởi tố cùng với ông Phan Quốc Việt |
Trong quá trình điều tra, nếu CQĐT có căn cứ cho thấy các đối tượng này ngoài việc thực hiện hành vi quy định vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng thì còn có hành vi đưa hối lộ, nhận hối lộ thì sẽ bị khởi tố thêm về tội danh này.
Các hoạt động có sự cấu kết giữa DN và cán bộ Nhà nước trong việc làm sai công vụ thì rất có thể người thi hành công vụ đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người khác do có sự thỏa thuận tiền bạc trước đó.
Pháp luật quy định người nào đưa tiền, tài sản để yêu cầu cán bộ công chức Nhà nước thực hiện một công việc theo yêu cầu của người đưa tài sản thì đó là hành vi đưa hối lộ, còn người có chức vụ, quyền hạn nhận tiền, tài sản của người có yêu cầu này là người nhận hối lộ. Tội danh được quy định tại điều 354 và điều 364 BLHS năm 2015.
Luật sư Thái cho biết thêm, trong vụ án có đồng phạm, CQĐT cũng sẽ làm rõ vai trò đồng phạm, đối tượng nào là chủ mưu cầm đầu, đối tượng nào là đối tượng thực hành (trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội), đối tượng nào với vai trò giúp sức, xúi giục để phân hóa vai trò đồng phạm, làm cơ sở để tòa án giải quyết vụ án và có hình phạt phù hợp đối với từng đối tượng. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại