Thứ sáu 26/04/2024 20:23

Vụ khách hàng mất gần 47 tỷ đồng gửi tại Sacombank: Trách nhiệm của ngân hàng như thế nào?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo luật sư, cán bộ ngân hàng tự ý rút tiền của khách hàng có thể bị xử lý về 1 trong 2 tội danh theo Bộ luật Hình sự. Ngoài ra, cần xác định tư cách của họ khi rút tiền để xác định trách nhiệm của Sacombank.
Phòng giao dịch Cam Ranh, Sacombank Khánh Hoà, nơi bà Dương gửi tiền
Phòng giao dịch Cam Ranh, Sacombank Khánh Hoà, nơi bà Dương gửi tiền.

Ai bị liên đới trách nhiệm?

Tháng 5/2022, bà Hồ Thị Thùy Dương (ở TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà) phát hiện tài khoản mở tại Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Khánh Hoà bị mất tiền nên đề nghị ngân hàng trích lục sao kê. Kết quả, tài khoản của bà Dương có tổng cộng 12 giao dịch (9 giao dịch rút tiền mặt và 3 giao dịch chuyển khoản) diễn ra từ 4/5/2022 đến 14/6/2022, với số tiền 46,9 tỷ đồng.

Bước đầu, cơ quan chức năng xác định, Nguyễn Thị Thanh Hà (Phó Phòng Giao dịch Sacombank Cam Ranh, đã bị khởi tố về tội “Tham ô tài sản”) cùng các cấp dưới đã chiếm đoạt 46,9 tỷ đồng từ tài khoản của bà Dương. Vậy, theo quy định của pháp luật, trách nhiệm của ngân hàng trong vụ việc trên sẽ như thế nào?

Luật sư Phạm Quang Xá, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, theo Điều 352, BLHS 2015, Phó phòng giao dịch Cam Ranh là người giữ chức vụ quản lý trong doanh nghiệp còn các cán bộ, nhân viên ngân hàng khác là những người được giao thực hiện các nhiệm vụ tại ngân hàng, trong đó có việc bảo đảm tiền gửi cho khách hàng và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ đó. Việc họ tự ý rút gần 47 tỷ đồng theo cáo buộc của bà Dương và các nhân viên ngân hàng, là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có thể bị xử lý về tội “Tham ô tài sản” theo Điều 353, BLHS 2015. Theo khoản 4 Điều này, trường hợp giá trị tài sản chiếm đoạt từ 1 tỷ đồng trở lên, khung hình phạt áp dụng là phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Ngoài ra, Điều 72, Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì những người đó phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra sự việc vi phạm pháp luật. Tuỳ thuộc mức độ, các cá nhân có thể bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ quy định này, luật sư Phạm Quang Xá nhìn nhận, quản lý cấp trên của bà Hà tại Sacombank có thể phải chịu trách nhiệm liên đới khi đã không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao và các quy định về quản trị nội bộ của Ngân hàng, thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, không kiểm tra, kiểm soát theo quy định của ngân hàng để nhân viên chiếm đoạt tiền của khách. Tuỳ thuộc mức độ, những người này có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo luật sư Phạm Quang Xá, việc gửi tiền của bà Dương tại Sacombank được lập thành hợp đồng tín dụng. Các cán bộ, nhân viên Sacombank đã nhận tài sản của khách hàng dưới hình thức hợp đồng rồi sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó. Tuỳ thuộc kết quả xác minh, ngoài tội “Tham ô tài sản”, CQĐT cũng có thể xem xét xử lý nhóm cán bộ, nhân viên rút tiền của khách về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản’ theo Điều 175, BLHS 2015. Với giá trị tài sản từ 500 triệu đồng trở lên, người phạm tội có thể đối diện mức phạt 12 - 20 năm tù.

"Về số tiền 46,9 tỷ đồng, cần xác định chính xác mức độ hành vi vi phạm của các cán bộ, nhân viên. Trường hợp xác định nhóm cán bộ, nhân viên này đã cùng nhau lên kế hoạch để chiếm đoạt tiền thì họ phải chịu trách nhiệm chung với số tiền nêu trên và liên đới chịu trách nhiệm bồi thường. Trường hợp xác định đây là hành vi riêng lẻ, số tiền nêu trên là tổng hợp của nhiều lần vi phạm riêng lẻ, độc lập của từng cán bộ, nhân viên thì từng người sẽ chịu trách nhiệm với phần thiệt hại mình gây ra", luật sư Phạm Quang Xá bình luận.

Trách nhiệm pháp lý của ngân hàng

Nói về trách nhiệm của Sacombank đối với thiệt hại do người lao động thuộc quản lý của pháp nhân gây ra, luật sư Phạm Quang Xá nhìn nhận, nếu cán bộ ngân hàng lấy danh nghĩa Sacombank để rút tiền thì pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân, căn cứ Điều 87, BLDS 2015.

Theo quy định này, nếu các cán bộ nhân danh Sacombank để rút tiền thì ngân hàng có nghĩa vụ trả tiền cho khách. Luật sư cho biết khách hàng có quyền, nghĩa vụ ký hợp đồng với ngân hàng thông qua người đại diện hoặc người có đủ năng lực thay mặt ngân hàng, còn ngân hàng có trách nhiệm phải quản lý nhân viên. Do đó, trách nhiệm sẽ thuộc về ngân hàng nếu nhân viên, cán bộ lấy danh nghĩa của ngân hàng để ký kết các hợp đồng.

Ngoài ra, cũng cần xem xét thẩm quyền ký hợp đồng tín dụng của các cán bộ, nhân viên thuộc Sacombank Cam Ranh. Nếu họ không có đủ thẩm quyền để nhân danh ngân hàng tham gia ký kết hợp đồng thì hợp đồng đó bị vô hiệu, các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận.

Luật sư Phạm Quang Xá cũng cho biết, nếu các cán bộ thực hiện việc rút tiền dưới danh nghĩa cá nhân thì theo khoản 2 Điều 87, BLDS 2015, pháp nhân không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người đó xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác. Nếu các cán bộ, nhân viên thực hiện rút tiền không nhân danh pháp nhân thì Sacombank sẽ không phải chịu trách nhiệm trả nợ, bồi thường thay cho những người lao động do mình quản lý.

Như vậy, luật sư Phạm Quang Xá nhìn nhận yếu tố quyết định xác định trách nhiệm của Sacombank là tư cách của các cán bộ, nhân viên Phòng giao dịch Cam Ranh khi thực hiện rút tiền. Cần làm rõ việc họ rút tiền dưới tư cách của pháp nhân hay cá nhân, từ đó xác định trách nhiệm của ngân hàng.

Về việc Sacombank đang chờ ý kiến từ phía CA để có hướng giải quyết, luật sư Phạm Quang Xá đánh giá, đây là cách xử lý chưa hợp tình hợp lý. Bởi lẽ, trong quá trình gửi tiền, ngân hàng có trách nhiệm đối với tiền gửi của khách hàng. Nếu xảy ra sự cố hay mất mát, ngân hàng có trách nhiệm hoàn trả khách hàng số tiền đó.

"Theo lãnh đạo Sacombank Khánh Hòa, ngân hàng đã trả tiền cho một số khách hàng. Vậy tại sao chưa trả tiền cho bà Dương như khách hàng khác mà phải chờ ý kiến từ phía CA? Tiến trình của một vụ án hình sự có thể kéo dài từ một đến vài năm, nếu chờ ý kiến kết luận của cơ quan tiến hành tố tụng mới giải quyết trường hợp của bà Dương thì quyền lợi của khách hàng sẽ không được đảm bảo, gây ảnh hưởng lớn tới công việc và cuộc sống của người này", luật sư Phạm Quang Xá bình luận.
Ngân hàng Sacombank thông tin sự vụ khách hàng Hồ Thị Thùy Dương
Thái An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tìm người bị mất điện thoại Iphone 11 Pro Max trong quán game ở Hà Nội

Tìm người bị mất điện thoại Iphone 11 Pro Max trong quán game ở Hà Nội

Ngày 26/4, cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết đang tìm bị hại trong vụ án hình sự “Trộm cắp tài sản” xảy ra ngày 21/2/2024 tại quán game Hoime Gaming (địa chỉ: liền kề 11, lô 9, ngõ 67, Phùng Khoang, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Hà Nội: bắt 3 đối tượng cho vay lãi nặng dưới hình thức bốc bát họ ở Cầu Giấy

Hà Nội: bắt 3 đối tượng cho vay lãi nặng dưới hình thức bốc bát họ ở Cầu Giấy

Ngày 26/4, Công an quận Cầu giấy (Hà Nội) cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Dũng (SN 1995) Nguyễn Văn Tiến (SN 1998) và Lê Ngọc Thụy (SN 1996, cùng trú tại huyện Thái Thụy, Thái Bình) về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Bí mật trong chiếc khẩu trang trên tay cô gái trẻ lúc nửa đêm

Bí mật trong chiếc khẩu trang trên tay cô gái trẻ lúc nửa đêm

Ngày 26/4, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Nhâm (SN 1992, trú tại TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) và Vũ Thị Út Linh (SN 1999, trú tại TP Móng Cái, Quảng Ninh về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Lý do cặp vợ chồng dù trả hết tiền vẫn phải “ẵm án”

Lý do cặp vợ chồng dù trả hết tiền vẫn phải “ẵm án”

Toà án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa xét xử Nguyễn Sơn Hải (SN 1975) và vợ là Phạm Vân Anh (SN 1976) – cùng trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Làm giả con dấu để lừa bán đất của cán bộ, chiến sĩ Công an

Làm giả con dấu để lừa bán đất của cán bộ, chiến sĩ Công an

TAND TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử bị cáo Đỗ Mạnh Cường (SN 1979, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.
Cặp vợ chồng lĩnh án tù vì chiếm đoạt gần 29 tỷ đồng của ngân hàng

Cặp vợ chồng lĩnh án tù vì chiếm đoạt gần 29 tỷ đồng của ngân hàng

Sau một quá trình tố tụng kéo dài, ngày 22/4, TAND TP Hà Nội đã tuyên án đối với Nguyễn Sơn Hải (SN 1975, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Giám đốc Công ty CP Cửa cuốn Úc-SmartDoor) 8 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", đồng thời cũng tuyên phạt Phạm Vân Anh (SN 1976, vợ của bị cáo Hải) 3 năm tù với cùng tội danh.
Truy bắt 2 đối tượng trộm xe máy và hơn 80 đơn hàng của nam shipper

Truy bắt 2 đối tượng trộm xe máy và hơn 80 đơn hàng của nam shipper

Ngày 22/4, Công an phường Long Thạnh Mỹ (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) cho biết đang điều tra, truy bắt 2 đối tượng trộm xe máy của nam thanh niên hành nghề shipper.
Cảnh sát 141 bắt giữ 8 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự

Cảnh sát 141 bắt giữ 8 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự

Ngày 14/4, Công an TP Hà Nội thông tin, lực lượng Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát phát hiện, xử lý 867 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ trong ngày 13/4/2024.
Cảnh sát 141 phát hiện súng K54 trong cốp xe máy của thanh niên 10X

Cảnh sát 141 phát hiện súng K54 trong cốp xe máy của thanh niên 10X

Ngày 12/4, thông tin từ Công an quận Hà Đông, Hà Nội, đơn vị đã thực hiện các biện pháp tố tụng đối với Vũ Văn Hùng, SN 2001, trú tại huyện Thanh Oai, Hà Nội để điều tra về hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động