Thứ sáu 29/03/2024 08:45

Vụ chủ nợ mạo danh người nhà học sinh: Có dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nhận định về hành vi mạo danh người nhà học sinh của chủ nợ đang được các cơ quan chức năng điều tra, xác minh tại Hà Nội, luật sư Nguyễn Tiến Hùng – Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, mặc dù mục đích không đạt được, nhưng hành vi gọi điện và giả mạo đó đã có thể quy vào tội “Chiếm đoạt người dưới 16 tuổi” theo quy định tại Điều 153 BLHS 2015.
Vụ chủ nợ mạo danh người nhà học sinh: Có dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự
Ngôi trường nơi xảy ra vụ việc

Con nợ giả làm người nhà học sinh

Trước đó, khoảng 10h ngày 28/9, cô Trần Thu Hà, giáo viên chủ nhiệm lớp 2A1, Trường Tiểu học Phan Đình Giót nhận được cuộc điện thoại từ số máy lạ. Người gọi nhận là người nhà của học sinh N.T.T xin cho con về sớm với lý do gia đình có việc riêng.

Mặc dù người gọi nói rõ về ngày sinh, nốt ruồi và các đặc điểm nhận dạng khác của học sinh nhưng giáo viên đã thực hiện đúng quy chế đón, trả học sinh do nhà trường quy định nên không đồng ý và nêu lý do là không nhận được thông báo của phụ huynh xin cho học sinh về sớm.

Lúc này, đối tượng mới nói rõ mình là chủ nợ của bố học sinh N.T.T. Ngay sau đó, đối tượng liên tục gọi điện cho giáo viên, nói những lời lẽ thiếu lịch sự, đe dọa giáo viên phải thực hiện theo yêu cầu trên. Giáo viên đã lập tức báo cáo Ban giám hiệu nhà trường, đồng thời liên hệ với mẹ học sinh và biết phụ huynh không nhờ người đón con về. Phụ huynh cũng thừa nhận gia đình đang vay nợ.

Từ thời điểm đó, một số đối tượng đã liên tục gọi vào điện thoại cá nhân của các thành viên trong Ban Giám hiệu nhà trường và các số máy điện thoại để bàn của trường. Thậm chí, các đối tượng còn đăng tải trên mạng xã hội Facebook các thông tin bịa đặt, vu khống về cô giáo Trần Thu Hà, Ban Giám hiệu và nhà trường…

Công an quận Thanh Xuân đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, điều tra làm rõ vụ việc.

Có dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự

Vụ chủ nợ mạo danh người nhà học sinh: Có dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự
Luật sư Nguyễn Tiến Hùng

Liên quan đến câu chuyện này, Luật sư Nguyễn Tiến Hùng – Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, mặc dù mục đích không đạt được, nhưng hành vi gọi điện và giả mạo đã có dấu hiệu để thể xét vào tội “Chiếm đoạt người dưới 16 tuổi” theo quy định tại Điều 153 BLHS 2015.

“Rõ ràng đối tượng đã có ý định và thực tế đã hành động. Rất may là giáo viên đã thực hiện đúng quy chế nên đã ngăn chặn được điều đáng tiếc có thể xảy ra. Nhưng không vì thế mà các đối tượng giả mạo này không bị định tội.” – luật sư Hùng nói.

Cũng theo luật sư Hùng, sau khi không thực hiện được hành vi đón học sinh rời khỏi trường, hành vi gọi điện thoại cho giáo viên để lăng mạ, đe dọa giáo viên phải thực hiện yêu cầu trên. Đồng thời quấy rối các thành viên trong trường qua điện thoại cũng như thông qua mạng xã hội facebook cũng có thể xử lý theo quy định của pháp luật.

Hiến pháp quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm. Quyền này tiếp tục được ghi nhận tại Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”. Như vậy, mỗi con người đều có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm – luật sư Hùng nhận định.

Căn cứ vào Điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử ngày 03 tháng 02 năm 2020, cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm.

Đồng thời, hành vi của các chủ nợ trên còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, dựa vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, cá nhân, tổ chức nói xấu, bôi nhọ, lăng mạ và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức khác trên mạng xã hội. Theo đó, tội "Làm nhục người khác" quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017) và tội "Vu khống" quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017), cụ thể như sau:

Cá nhân, tổ chức có thể bị kết tội "Làm nhục người khác" nếu có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

Hành vi này không phân biệt không gian thực hiện là trên mạng xã hội hay trên thực tế, chỉ cần cá nhân, tổ chức có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì có thể cấu thành tội làm nhục người khác và bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm tùy theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm.

Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức có thể bị kết tội "Vu khống" nếu có hành vi bịa đặt hoặc lan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; hoặc bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Cảnh báo mạo danh Tiki gửi tin nhắn tuyển dụng để lừa đảo
Mạo danh các cơ quan báo chí để hoạt động phi pháp
Phá đường đây mạo danh công ty Shopee lừa đảo xuyên quốc gia
Mạo danh tổ chức dịch vụ tài chính để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Nghe cuộc điện thoại của người lạ mạo danh Công an, người đàn ông bị lừa 160 triệu đồng
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động