Vụ bé 5 tuổi bị bỏ quên trên xe ở Thái Bình: sự tắc trách của người lớn là tội ác
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênXe ô tô đưa đón học sinh, nơi cháu bé bị bỏ quên trên xe. Ảnh: K.Linh |
Sự tắc trách, vô trách nhiệm của người lớn là tội ác
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, bé trai 5 tuổi tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh xảy ra do sự tắc trách của người lớn.
Một xe đưa đón học sinh nhưng khi xuống xe, giáo viên nhận học sinh không hề kiểm lại, kiểm lại học sinh, người lái xe cũng không kiểm tra xe, giáo viên đi cùng xe giao học sinh cho giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp cũng không có động thái kiểm tra lại nguyên nhân học sinh vắng mặt.
“Tất cả những người lớn có mặt ở câu chuyện này đều có lỗi” - đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nói.
Trong những sự tắc trách về công việc, có những việc gây hậu quả nghiêm trọng. Trong trường hợp cụ thể này, sự tắc trách, vô trách nhiệm của người lớn lại là một tội ác.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương. Ảnh: Quốc hội |
Còn theo đại biểu Nguyễn Thị Sửu, Đoàn ĐBQH Thừa Thiên Huế, việc giám sát loại hình xe chở học sinh này cần chặt chẽ, toàn diện hơn.
Đối với những xe dịch vụ chở trẻ mầm non, cần phải thiết kế để nếu xảy ra trường hợp bất khả kháng, người ở bên ngoài có thể biết được điều gì đang xảy ra bên trong xe.
Trong khi đó, đại biểu Tạ Văn Hạ, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam trách nhiệm trước hết của người lớn, người đưa đón, cô giáo chủ nhiệm, người đứng đầu cơ sở giáo dục…
Theo đại biểu, người đứng đầu phải có trách nhiệm thường xuyên nhắc nhở, thậm chí phải lựa chọn cả những người đi đón trẻ phải đảm bảo các tiêu chuẩn, trách nhiệm, chu đáo, có tâm lý tốt.
Với lái xe cũng phải chọn người không chỉ đảm bảo an toàn trên đường mà còn đảm bảo cả việc kiểm tra, an toàn sau khi đến trường. Nhưng thực tế, việc này chưa được quan tâm, chưa được quán triệt một cách triệt để.
Đại biểu chỉ rõ sau vụ việc cháu bé tử vong trên xe đưa đón ở Hà Nội vào năm 2019, đã thấy rõ trách nhiệm của lái xe và người được phân công đưa đón. Đồng thời, đã xử lý hình sự với những người liên quan nhưng có lẽ việc xử lý chưa nghiêm khắc, triệt để, vẫn chưa đủ răn đe.
Vì vậy, ông Hạ đề xuất phải tăng cường, bổ sung hình phạt để đủ tính răn đe, cùng với đó, bổ sung các quy định liên quan tiêu chuẩn của người được phân công đưa đón, giáo viên liên quan việc này.
Trước đó, tại Kỳ họp thứ 6, vấn đề an toàn xe đưa đón học sinh cũng được nhiều đại biểu quan tâm. Đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, việc pháp luật có quy định riêng để quản lý chặt chẽ hoạt động đưa đón học sinh đi lại giữa nơi ở và nơi học tập hoặc tham gia các hoạt động khác của nhà trường là rất cần thiết vì trẻ em là đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương. Thực tiễn đã xảy ra không ít các vụ tai nạn đáng tiếc, nhất là liên quan đến việc đưa đón học sinh.
Trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ dự kiến sẽ thông qua trong kỳ họp thứ 7 có bổ sung điều khoản về ô tô chở học sinh. Ảnh: Quốc hội |
Quy định với xe ô tô chở học sinh, trẻ em mầm non trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ dự kiến được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. So với Luật Giao thông đường bộ, dự thảo bổ sung 1 điều khoản về ôtô chở học sinh.
Điều 46 của dự thảo luật quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với xe ôtô chở học sinh, trẻ em mầm non. Theo đó, xe ôtô kinh doanh vận tải chở học sinh, trẻ em mầm non phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Bảo đảm các điều kiện.
Bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.
Xe ôtô kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Xe ôtô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải.
Xe ôtô chở học sinh tiểu học hoặc trẻ em mầm non phải có dây đai an toàn phù hợp với lứa tuổi hoặc sử dụng xe có ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi theo quy định.
Có màu sơn theo quy định của Chính phủ.
Trường hợp chở học sinh tiểu học, trẻ em mầm non phải có ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi theo quy định.
Khi đưa đón học sinh tiểu học, trẻ em mầm non phải bố trí tối thiểu 1 người quản lý trên mỗi xe ôtô để hướng dẫn, giám sát, duy trì trật tự và bảo đảm an toàn cho học sinh tiểu học, trẻ em mầm non trong suốt chuyến đi.
Trường hợp xe trên 30 chỗ và chở trên 29 học sinh tiểu học và trẻ em mầm non phải bố trí tối thiểu 2 người quản lý trên mỗi xe ôtô. Không được để học sinh tiểu học, trẻ em mầm non trên xe khi người lái xe và người quản lý đã rời xe.
Lái xe ôtô đưa đón học sinh, trẻ em mầm non phải có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm lái xe vận tải hành khách.
Cơ sở giáo dục, đào tạo phải xây dựng, tập huấn cho cho lái xe và người quản lý học sinh, trẻ em mầm non nắm vững và thực hiện đúng quy trình bảo đảm an toàn khi đưa đón học sinh, trẻ em mầm non; chịu trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi tổ chức đưa đón học sinh, trẻ em mầm non của đơn vị mình.
Xe đưa đón học sinh, trẻ em mầm non được ưu tiên trong tổ chức, phân luồng, điều tiết giao thông, bố trí nơi dừng, đỗ tại khu vực trường học và tại các điểm trên lộ trình đưa đón học sinh.
Mức giảm trừ gia cảnh chưa phản ánh đúng thực tế cuộc sống | |
Cần có giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thực hiện chính sách nhà ở xã hội |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại