Vợ không đồng phạm với chồng trong phi vụ thuê làm giả "sổ đỏ" rồi bán... đất
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh min hoạ. |
Từ chối công chứng vì nghi ngờ sổ giả
Theo đó, đầu năm 2019, do làm ăn thua lỗ, cần tiền để trả nợ và chi tiêu cá nhân, Nguyễn Công Vận nảy ý định thuê người làm giả “sổ đỏ” mang tên mình, mang đi cầm cố vay tiền hoặc chuyển nhượng đất cho người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
Khoảng tháng 1/2019, Vận tìm hiểu trên trang web thấy có đăng quảng cáo làm giả “sổ đỏ”, Vận liên hệ qua ứng dụng zalo thuê đối tượng có tài khoản zalo tên Khang, làm giả “sổ đỏ” với giá 15 triệu đồng/sổ.
Vận nhắn tin, cung cấp thông tin các thửa đất để Khang làm giả 2 “sổ đỏ”. Hai bên thoả thuận, sau khi cung cấp thông tin, Vận sẽ đặt cọc 2 triệu đồng/sổ, số tiền còn lại sẽ thanh toán nốt khi nhận “sổ đỏ”.
Những “sổ đỏ” được làm giả gồm: “Sổ đỏ” số AN 992388, thửa đất số 19, tờ bản đồ số 5, địa chỉ tại thôn 4, xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, Hà Nội, diện tích 2115,5m2, trong đó, đất ở là 400m2, còn lại là đất trồng cây lâu năm, UBND huyện Quốc Oai cấp ngày 2/6/2013, cấp; “sổ đỏ” số BY 682311, thửa đất số 165A, tờ bản đồ số 65, tại thôn 5, xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, Hà Nội, diện tích 100m2, đất ở do UBND huyện Quốc Oai cấp ngày 20/7/2017. Cả hai sổ đều cho Vận.
Sau khi có được 2 “sổ đỏ” giả, Vận đã mang đi bán và cầm cố cho người khác, chiếm đoạt 1,303 tỷ đồng. Cụ thể, anh Hoàng Văn Thuần, SN 1976, trú tại huyện Quốc Oai, Hà Nội, khai, ngày 19/3/2019, Vận dùng “sổ đỏ” giả số BY 682311 thế chấp vay của anh Nguyễn Đức T, SN 1974, trú tại huyện Thạch Thất, Hà Nội, vay 500 triệu đồng, trong 1 tháng.
Để hợp thức khoản vay, ngày 19/3/2019, Vận cùng vợ, bà Nguyễn Thị Tuyên, SN 1970 và vợ chồng anh Nguyễn Đức Thắng, chị Chu Kim H, đến Văn phòng công chứng Quốc Dân, huyện Thạch Thất, Hà Nội, ký công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với giá 300 triệu đồng.
Khoảng tháng 4/2019, anh Thắng nghi ngờ “sổ đỏ” giả nên yêu cầu Vận trả tiền, gốc và lãi theo thoả thuận là 600 triệu đồng.
Do cần tiền trả nợ anh Thắng, Vận nói với anh Hoàng Văn Thuần, có thửa đất 100m2 đang thế chấp. Vận muốn bán, anh Thuần đồng ý mua và hai bên thoả thuận giá chuyển nhượng thửa đất 660 triệu đồng.
Ngày 18/4/2019, vợ chồng Vận, Tuyên cùng vợ chồng anh Thuần và vợ chồng anh Thắng đến Văn phòng công chứng. Tại đây, anh Thuần đưa cho Vận số tiền 603 triệu đồng, đồng thời Vận cùng vợ chồng anh Thắng ký văn bản huỷ hợp đồng công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 19/3/2019. Anh Thắng trả cho Vận “sổ đỏ” số BY 682311.
Ngay sau đó, vợ chồng Vận, Tuyên cùng vợ chồng anh Thuần ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Khi kiểm tra hồ sơ yêu cầu công chứng, công chứng viên thuộc Văn phòng công chứng nghi ngờ “sổ đỏ” giả nên đã từ chối công chứng.
Vợ không phải là... đồng phạm
Sau đó, vợ chồng anh Thuần, vợ chồng Vận đến Văn phòng công chứng khác ở huyện Quốc Oai, để đăng ký công chức hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Do nghi ngờ “sổ đỏ” giả, Văn phòng này cũng từ chối tiếp nhận.
Tuy nhiên, Vận vẫn cam kết “sổ đỏ” là thật, hứa sẽ ký công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho anh Thuần trong thời hạn 15 ngày.
Để làm tin, Vận viết giấy nhận tiền với nội dung, Vận nhận của anh Thuần 603 triệu đồng, để đảm bảo và thế chấp mảnh đất 100m2, số thửa 165A, tờ bản đồ số 65, thôn 5, xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Sau khi làm thủ tục công chứng xong sẽ huỷ bỏ giấy này. Trường hợp, có sự sai lệch về giấy tờ, Vận sẽ hoàn trả lại đủ số tiền đã nhận trong vòng 15 ngày, kể từ ngày lập giấy này.
Hết thời hạn cam kết, Vận không làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Ngày 10/9/2019, anh Hoàng Văn Thuần đã gửi đơn đến Công an huyện Quốc Oai tố giác Vận có hành vi lừa đảo.
Với thủ đoạn tương tự, Vận lừa một bị hại khác là bà Phạm Thị Thêm, SN 1966, trú tại huyện Thanh Trì, Hà Nội. Bà Thêm bị Vận lừa, chiếm đoạt 700 triệu đồng.
Với bà Nguyễn Thị Tuyên, cùng với Vận đứng tên, có ký tên trên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sau đó để Vận lừa đảo anh Thuần và bà Thêm. Tại CQCA, bà Tuyên khai, Vận làm nghề môi giới bất động sản.
Khi Vận nhờ đến Văn phòng công chứng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bà đã ký tên bên chuyển nhượng. Bà Tuyên không biết Vận làm giả “sổ đỏ”, không tham gia thoả thuận vay tiền của bà Thêm, anh Thuần, không được hưởng lợi gì. Do vậy, CQCA không đủ căn cứ kết luận, bà Tuyên đồng phạm với chồng.
Với công chứng viên đã ký chứng nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Vận chuyển nhượng cho anh Thuần, bà Thêm, quá trình lập hợp đồng, công chứng viên thực hiện đúng quy trình công chứng và không biết “sổ đỏ” là giả và CQCA kết luận, bà này không phạm tội hình sự.
Quá trình điều tra, Vận đã trả đủ tiền cho Thuần nên không yêu cầu bồi thường gì thêm. Bà Thêm yêu cầu Vận bồi thường số tiền đã chiếm đoạt.
Do đó, VKSND TP Hà Nội truy tố Vận tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, khoản 4 Điều 174 BLHS, “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, khoản 3 Điều 341 BLHS.
Được biết, Vận có 1 tiền án tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” vào năm 2014, khi đó, TAND huyện Quốc Oai tuyên Vận 36 tháng tù.
Làm giả sổ đỏ nhà đất của bố rồi... chuyển nhượng | |
Cảnh báo: Mạo danh bệnh viện để bán thuốc, lừa đảo bệnh nhân | |
Mất tiền oan vì chuyển cọc để mua hàng online |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại