Thứ sáu 22/11/2024 10:49

Việc thiết lập vành đai cuối cùng ở Thủ đô sẽ mở rộng không gian phát triển kinh tế xã hội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Xây dựng cơ sở hạ tầng là một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng và Nhà nước ta đề ra tại các kỳ Đại hội Đảng và được khẳng định trở lại tại Đại hội Đảng lần thứ XIII. Có cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, thì không chỉ cuộc sống của người dân được cải thiện mà nền kinh tế cũng phát triển đột phá…
Việc thiết lập vành đai cuối cùng ở Thủ đô sẽ mở rộng không gian phát triển kinh tế xã hội

Xây dựng đường Vành đai 3 TP HCM, Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội có ý nghĩa vừa phát triển kinh tế, vừa phát triển không gian đô thị hiện đại

Thời điểm hiện nay đã chín muồi

20 năm qua, cả nước mới hoàn thành được khoảng 1.000km đường cao tốc. Phát triển hạ tầng là một trong ba đột phá chiến lược đã được Đảng, Nhà nước xác định, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội; trong đó đặt mục tiêu trong nhiệm kỳ 2021-2025 hoàn thành 2.000km đường cao tốc.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nghiên cứu, dành nhiều nguồn lực thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông vận tải. Dự án đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh và Vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội là hai trong số những dự án giao thông trọng điểm đang tích cực được triển khai đầu tư. Theo kế hoạch, hai dự án sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư ngay tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV.

Phát biểu tại tọa đàm trực tuyến "Kết nối giao thông vành đai liên vùng – động lực cho phát triển bứt phá" do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức sáng 4/5, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trần Quốc Phương cho biết, nhiệm vụ xây dựng dự án Vành đai 3 TPHCM, Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội được đề cập trong các nhiệm vụ cần thực hiện trong nhiệm kỳ 2021-2025.

Khi xây dựng các dự án này, tất cả căn cứ, kể cả về mặt chủ trương chiến lược, đều phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch triển khai trong giai đoạn 2021-2025. Trên thực tế, số lượng đường cao tốc chúng ta đạt được khá thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước.

Chính vì vậy, đặt ra mục tiêu hoàn thành 2 tuyến đường Vành đai số 3 TP HCM và số 4 TP Hà Nội tại thời điểm hiện nay hết sức hợp lý khi quãng thời gian của giai đoạn trước 2011-2020, chúng ta không có điều kiện làm được điều này do khó khăn. Đến nay, chúng ta cơ bản đủ điều kiện cũng như công nghệ để triển khai.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, thời điểm hiện nay đã chín muồi. Việc xây dựng 2 tuyến đường này mang ý nghĩa rất lớn khi gắn với mục tiêu phát triển đất nước với mục tiêu đến năm 2030, đặc biệt sự đột phá nhất định.

Đề xuất Quốc hội 5 cơ chế đặc thù

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Dương Đức Tuấn cho biết, khi đề xuất chủ trương, đề xuất Quốc hội năm cơ chế đặc thù. Nếu 5 cơ chế đặc thù được thông qua cùng cơ chế đầu tư tiền khả thi sẽ cho phép rút ngắn tiến độ triển khai trong khoảng thời gian ngắn với quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp. Việc cho phép tách riêng các dự án thành phần độc lập tương đối trong dự án tổng thể là quan trọng.

Ngay sau khi chủ trương Quốc hội cho phép, tiến hành luôn giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, Hà Nội đã xác định hệ thống chỉ giới đường đỏ, hoạch định lộ giới từng vị trí, đoạn tuyến.

Thứ hai, Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ cho phép chỉ định thầu, tư vấn, di dời hạ tầng kỹ thuật, đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư xây lắp… cho từng dự án thành phần. Đây là điều kiện rút ngắn tiến độ.

Thứ ba, điều tra khảo sát, lập hồ sơ hệ thống vật liệu xây dựng, chúng tôi đánh giá Hà Nội hoàn toàn đủ trữ lượng khai thác. Đây là điều kiện quan trọng đẩy nhanh tiến độ. Có cơ chế đặc thù cho nhà thầu xây lắp được khai thác mỏ không cần cấp phép khai thác trong thời gian thực hiện dự án.

Thứ tư, TP Hà Nội cùng các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên thiết lập tiến độ đan xen: Công tác chuẩn bị đầu tư trong năm 2022-2023, dự án nhóm 1 đầu tư giải phóng mặt bằng trong 2022 -2024, đường đô thị song hành nhóm hai trong năm 2022-2025; dự án PPP, BOT nhóm 3 từ năm 2022 đến 2025, cơ bản hoàn thành trong năm 2025.

Thứ năm, các quy trình giải ngân theo tiến độ, giải quyết được xác định đảm bảo. Sau khi Quốc hội thông qua lập ban chỉ đạo liên vùng, có sự tham gia của các bộ ngành. Thậm chí Vùng Thủ đô Hà Nội có Nghị định số 91/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, TP trong Vùng Thủ đô để thi hành các quy định của pháp luật về Thủ đô.

Đây là điều kiện thuận lợi hình thành mô hình tổ chức; trên cơ sở đó, lập các tổ công tác 3 dự án thành phần đan xen, cùng với toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, tập trung vào khâu đầu tiên, khó nhất là giải phóng mặt bằng 3 địa phương, qua đó bảo đảm tiến độ khả thi và giải ngân phù hợp.

Đánh giá về tầm quan trọng của Vành đai 4 vùng Thủ đô, Phó Chủ tịch TP Dương Đức Tuấn cho biết, việc thiết lập vành đai cuối cùng ở Thủ đô sẽ mở rộng không gian phát triển kinh tế xã hội, đô thị và nông thôn, tạo ra hành lang phát triển kinh tế, cũng như hành lang vận tải liên vùng.

Đối với Hà Nội, tuyến vành đai này còn kết nối hai cảng hàng không quốc tế quan trọng là Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài và trong quy hoạch tổng thể của Thủ đô tới, sẽ hình thành sân bay quốc thế thứ hai ở phía Đông Nam; đồng thời, kết nối với đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam phía Nam Thủ đô.

Việc mở rộng Vành đai 4 cho phép TP điều chỉnh tổng thể quy hoạch Thủ đô, để khai thác động lực phát triển đô thị và nông thôn. Hơn nữa, đường Vành đai 4 có lộ giới từ 90-135m, bao gồm lộ giới cho toàn bộ đường sắt quốc gia. Điều này rất quan trọng cho việc đồng bộ hóa đường bộ, đường sắt.

Xây dựng đường Vành đai 3 TP HCM, Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội có ý nghĩa vừa phát triển kinh tế, vừa phát triển không gian đô thị hiện đại

Hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan chức năng liên quan rà soát hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự ...

Tạo điều kiện để Hà Nội đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội Tạo điều kiện để Hà Nội đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội

Dự án đường Vành đai 4 -Vùng Thủ đô nhằm mục tiêu tạo tiền đề để các TP và các tỉnh phát triển đô thị, ...

Nguyễn Đăng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động