Thứ sáu 10/05/2024 03:32
Từ vụ bé gái 15 tuổi ở Cà Mau bị nhiều người thân xâm hại:

Vì danh dự gia đình, dòng tộc, có những vụ người dân chọn cách "xử lý nội bộ"

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thông tin về vụ việc bé gái 15 tuổi ở Cà Mau bị nhiều người thân xâm hại mới đây mặc dù gây rúng động, nhưng thực tế lại không gây quá bất ngờ cho nhiều người. Bởi lẽ, từ trước đó, các chuyên gia, cơ quan chức năng đã đưa ra con số vô cùng đau lòng, đó là có đến 73% thủ phạm xâm hại trẻ em là người quen, người thân.
Vì danh dự gia đình, dòng tộc, có những vụ người dân chọn cách
Trong vụ bé gái 15 tuổi ở Cà Mau bị nhiều người thân xâm hại, có 6/7 đối tượng là họ hàng với nạn nhân. Ảnh: internet

Bé gái 15 tuổi ở Cà Mau bị nhiều người thân xâm hại

Liên quan đến vụ việc bé gái 15 tuổi ở Cà Mau bị nhiều người thân xâm hại tình dục, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau đã khởi tố, bắt tạm giam 7 người để điều tra hành vi hiếp dâm. Trong 7 người bị bắt, có 6 người là họ hàng với nạn nhân.

7 người này gồm: Lâm Trung Luân (37 tuổi), Đặng Chí Nguyền (50 tuổi), Trần Văn Tông (26 tuổi), Lâm Văn Nhớ (21 tuổi), Nguyễn Khánh Băng (22 tuổi), Nguyễn Khánh Tiên (26 tuổi) và Nguyễn Trọng Nguyễn (20 tuổi), cùng trú huyện Cái Nước, Cà Mau.

Nạn nhân là cháu T.T.N.Y. (15 tuổi, trú huyện Cái Nước).

Theo điều tra ban đầu, ngày 18/2, Luân chở cháu T.T.N.Y. vào nhà nghỉ để quan hệ tình dục. 3 ngày sau, cô ruột của Y. đến Công an trình báo vụ việc.

Làm việc với cơ quan chức năng, Y. cho biết tháng 10/2023 có quen và nảy sinh tình cảm với Luân. Cả 2 đã nhiều lần quan hệ tình dục.

Ngoài ra, Y. còn khai trong thời gian sinh sống tại nhà bà nội từ năm 2017 đến nay, Y. bị Nguyền, Tông, Nhớ, Băng, Tiên, Nguyễn nhiều lần xâm hại tình dục.

Trong đó, Nguyền là dượng và 5 người còn lại là bà con cô cậu, chú bác của Y…

Vì danh dự gia đình, dòng tộc, có những vụ người dân chọn cách "xử lý nội bộ"

Trước đó, tại hội nghị sơ kết, đánh giá tình hình triển khai Quyết định số 1863 của Thủ tướng về trẻ em, theo Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, từ năm 2020 đến hết tháng 9/2023, cả nước phát hiện 7.483 vụ, 8.788 đối tượng, xâm hại 7.883 trẻ em. Đáng chú ý trong đó số vụ xâm hại tình dục trẻ em chiếm tới hơn 80%.

Đối tượng xâm hại lợi dụng mối quan hệ lệ thuộc về gia đình; mối quan hệ gần gũi, quen biết với trẻ em hoặc lợi dụng mạng xã hội để dụ dỗ, lừa gạt hoặc gây sức ép đối với trẻ em để thực hiện hành vi...

Mặc dù chế tài xử lý loại tội phạm này trong pháp luật hiện hành đã rất nghiêm khắc, tuy nhiên, việc phát hiện, điều tra xử lý các vụ án xâm hại tình dục trẻ em thường bị chậm trễ.

Trước đó, tại buổi tọa đàm về các biện pháp thúc đẩy phòng chống xâm hại tình dục (XHTD), Thượng tá - TS. Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học của Bộ Công an cho biết, có tới 73% số thủ phạm XHTD trẻ em là người quen, trong đó 10% là cha đẻ hoặc cha dượng. Đây là một trong những lý do chủ quan khiến loại tội phạm này khó hoặc chậm trễ khi xử lý.

Bên cạnh đó theo Thượng tá Đào Trung Hiếu, đó là nguồn thông tin về tội phạm đến với cơ quan điều tra thường bị chậm trễ, mất thời gian tính, mất cơ hội thu giữ được các chứng cứ vật chất để chứng minh tội phạm.

Điều này có nguyên nhân trước hết bởi nạn nhân trong các vụ án XHTD trẻ em là người dưới 16 tuổi, còn non nớt, chưa phát triển đầy đủ về thể chất và trí tuệ, khả năng nhận thức về xã hội và pháp luật còn hạn chế. Vì vậy, trong nhiều vụ án trẻ không ý thức được việc mình đã bị xâm hại để kể với cha mẹ, thầy cô giáo hay trực tiếp đi báo án.

Cũng có vụ nạn nhân bị thủ phạm đe dọa hay mua chuộc, dụ dỗ, nên càng không dám nói ra sự thật. Có cháu do xấu hổ nên không dám kể chuyện đã xảy ra với mình cho người khác. Bản thân cha mẹ của trẻ, ở vùng sâu, vùng xa trình độ dân trí thấp cũng không biết được thế nào là hành vi XHTD trẻ em để trình báo với chính quyền.

Những yếu tố này dẫn đến tình trạng khi thông tin tội phạm đến với cơ quan chức năng thì sự việc xảy ra đã qua nhiều ngày tháng, những dấu vết vật chứng quan trọng giúp cho việc truy nguyên thủ phạm không còn nữa.

Vì danh dự gia đình, dòng tộc, có những vụ người dân chọn cách
Thượng tá - TS. Đào Trung Hiếu. Ảnh: NVCC

Ngoài ra, rào cản về phong tục tập quán, địa phương cũng gây khó khăn rất lớn cho việc xử lý loại tội phạm này.

Thượng tá Đào Trung Hiếu còn dẫn, theo thống kê, có tới 73% đối tượng XHTD trẻ em lại chính là người quen của nạn nhân.

“Vì danh dự gia đình, dòng tộc, có những vụ người dân chọn cách "xử lý nội bộ", hoặc "phạt vạ" bằng đồ vật, tài sản... rồi "xí xóa", bỏ qua tội lỗi cho thủ phạm. Điều này khiến thông tin vụ án không đến được cơ quan chức năng, tội phạm không được phát hiện và vẫn tồn tại trong cộng đồng, trở thành "tội phạm ẩn", chứa đựng nguy cơ tái phạm.” – Thượng tá Đào Trung Hiếu phân tích.

Vai trò giám sát và bảo vệ con cái của bố mẹ phải được đặt lên hàng đầu

Về nguyên nhân, điều kiện hình thành loại tội phạm này, Thượng tá Đào Trung Hiếu quan đểm, dưới tác động hai mặt của nền kinh tế thị trường, tỉ lệ người bị thất nghiệp vẫn còn khá cao. “Nhàn cư vi bất thiện”, khi không có công ăn việc làm, người ta dễ bị cuốn hút vào các hành vi tiêu cực, tệ nạn xã hội. Tội phạm vì thế cũng gia tăng, trong đó có tội phạm XHTD trẻ em.

Bên cạnh đó, sự băng hoại xuống cấp của đạo đức xã hội là tác nhân trực tiếp dẫn đến thực trạng này. Thực tế cho thấy có tới 73% số thủ phạm XHTD trẻ em là người quen, người thân của nạn nhân.

Điều này chứng tỏ sự lệch lạc về nhân cách đã đến mức báo động. Vì dục vọng thấp hèn, những kẻ phạm tội là người thân, người quen của trẻ, sẵn sàng chà đạp lên trên cả luân thường đạo lý. Sự du nhập của văn hóa ngoại lai, bạo lực, đồi trụy… đang tác động tiêu cực hàng ngày hàng giờ, gây ô nhiễm đời sống tinh thần của một bộ phận người dân.

Ngoài ra, khi lối sống thực dụng “lên ngôi”, con người ta chạy theo đồng tiền để thỏa mãn nhu cầu vật chất, xem nhẹ những giá trị đạo đức vốn có của dân tộc thì hậu quả là nhiều gia đình, nhiều bậc cha mẹ đã coi nhẹ việc quan tâm, chăm sóc trẻ em…

“Ngoài ra, còn là những lý do khách quan như công tác phòng ngừa đối với tội phạm XHTD trẻ em nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, còn hình thức, chưa tiếp cận đời sống người dân đủ tạo ra những chuyển biến, thay đổi nhận thức về trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em...” – theo Thượng tá Đào Trung Hiếu.

Để bảo vệ trẻ em trước “vấn nạn” trên, ngoài việc tích cực, phối hợp tuyên truyền giữa các ban ngành, đoàn thể, quan trọng vẫn là mỗi gia đình cần quan tâm, để ý và giáo dục con cái.

Trong mỗi gia đình, vai trò giám sát và bảo vệ con cái của bố mẹ phải được đặt lên hàng đầu. Quan sát các biểu hiện bất thường về tâm sinh lý của trẻ để có hướng xử lý phù hợp.

Phụ huynh phải dạy cho con mình ngay từ bé biết ai là người được phép tiếp cận và có thể chạm vào những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể. Ngoài bố mẹ, bác sỹ chữa bệnh có bố mẹ giám sát, thầy cô giáo giúp đỡ khi bệnh tật… thì không có ai khác được đụng chạm vào các bộ phận kín trên cơ thể mình. Nếu xảy ra, phải biết la hét, bỏ đi và báo ngay cho bố mẹ biết.

Thượng tá Đào Trung Hiếu cũng khuyến cáo, để góp phần giúp cho quá trình điều tra của lực lượng chức năng đạt hiệu quả, các bậc cha mẹ cũng nên lưu ý: khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên cơ thể của trẻ, bố mẹ không được cho đi tắm, giặt, mà phải cần giữ nguyên bộ quần áo trẻ đang mặc, rồi khẩn trương đưa trẻ đi khám thương, giám định tổn thương sản khoa, ghi nhận dấu vết thương tích trên cơ thể. Đồng thời trình báo ngay với chính quyền, cơ quan Công an gần nhất. Làm vậy thì những dấu vết của tội phạm mới được kịp thời thu thập để chứng minh tội phạm.

Bé gái 12 tuổi bị người cha đồi bại xâm hại đến có thai Bé gái 12 tuổi bị người cha đồi bại xâm hại đến có thai
Thay đổi tội danh với bị can hiếp dâm bé gái hàng xóm tại huyện Lập Thạch Thay đổi tội danh với bị can hiếp dâm bé gái hàng xóm tại huyện Lập Thạch
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động