Vi bằng ghi nhận lời chứng của những người xung quanh
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTPL làm việc với anh Cường và các hộ dân xung quanh |
Trao đổi với PV, ông Trịnh Xuân Vẻ, SN 1957, thôn Nam Lý, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội cho biết, năm 1965, gia đình ông gồm ông bà nội, bố mẹ và anh em ông cùng đi theo tiếng gọi của Nhà nước, di dân từ quê Hà Nam lên sinh sống và sản xuất tại thôn Nam Lý, xã Bắc Sơn. Năm 1977, sau khi giải phóng, bộ đội về xã đóng quân nên mọi người nhường phần đất khai hoang, sinh sống lại cho doanh trại bộ đội.
Đến năm 1991, bộ đội rời đi, HTX nông nghiệp giao lại cho tổ chia đất, chia lại cho dân. Mỗi gia đình đóng 2.000 đồng sẽ được chia đất và được bốc phiếu nhận đất. Gia đình ông Vẻ cũng đóng 2.000 đồng và nhận một phần đất. Cuối năm 1992, ông Vẻ xây dựng lán trại, sinh sống tại mảnh đất này để chăn nuôi và trồng trọt. Năm 1996, ông Vẻ sửa sang nhà cửa và san gạt đất bằng phẳng như hiện nay. Năm 2006, con ông xây dựng gia đình nên ông đã làm văn bản cho hai vợ chồng người con.
Cùng trao đổi với PV về sự việc, anh Trần Đức Cường, SN 1986, ở thôn Nam Lý, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội cho biết, năm 2006 sau khi lập gia đình, hai vợ chồng anh được bố vợ là ông Trịnh Xuân Vẻ cho mảnh đất số 16, tờ bản đồ số 1, với diện tích 2.941,3m2 tại thôn Nam Lý, xã Bắc Sơn. Năm 2018, anh nhận được được thông báo về việc thu hồi đất và năm 2021, anh nhận được quyết định thu hồi đất để thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ dự án: Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư xã Bắc Sơn phục vụ di dân vùng ảnh hưởng môi trường của khu LHXLCT Sóc Sơn (vùng bán kính 500m từ hàng rào khu LHXLCT Sóc Sơn).
“Cơ quan chức năng xác định, đất vợ chồng tôi sinh sống là đất nông nghiệp trồng cây lâu năm và chỉ được đền bù bằng tiền trong khi gia đình tôi không có nơi ở nào khác. Tôi có làm đơn gửi cơ quan chức năng đề nghị làm rõ nguồn gốc sử dụng đất của gia đình tôi và công bằng giữa nhà tôi với các nhà khác”, anh Cường chia sẻ.
Theo anh Cường, để có căn cứ làm việc với cơ quan chức năng, anh đã nhờ TPL lập vi bằng ghi nhận lời chứng của tổ công tác chia đất và người dân sống xung quanh nhà.
“Tôi nhờ TPL đến lập vi bằng để ghi lại sự thật khách quan, những lời chứng của người dân ở gần nhà tôi về việc gia đình tôi được chia đất năm 1991 và sinh sống ổn định, không tranh chấp đến hiện nay”, anh Cường nói.
Trình bày với PV, ông Lương Xuân Tý, SN 1952, thôn Nam Lý, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội thông tin, ông là nhân viên kiểm soát ở xã Bắc Sơn. Năm 1991, khi bộ đội rời đi, UBND xã Bắc Sơn đã giao cho thôn Nam Lý toàn quyền sử dụng đất này, chia cho dân. Sau khi nhận đất, ông chủ nhiệm HTX thôn Nam Lý đã giao cho ông làm tổ trưởng để giao đất cho các hộ dân. Thời điểm này, người dân nộp 2.000 đồng thì sẽ được cấp 1 suất đất, ai không nộp sẽ không có. Có gần 60 hộ nộp tiền để bốc thăm nhận đất, trong đó có gia đình ông Trịnh Xuân Vẻ.
“Chúng tôi chia lô tương đối đều nhau, chỗ đất đẹp thì hẹp hơn, chỗ đất xấu thì rộng hơn một chút. Sau đó mọi người sẽ bốc thăm, ai may thì bốc được chỗ đẹp, không may thì bốc được chỗ xấu”, ông Tý chia sẻ.
Liên quan đến sự việc trên, TPL Vũ Tuấn Anh cho biết, hiện tại, UBND huyện Sóc Sơn đã có quyết định về phương án thu hồi, bồi thường, cưỡng chế đối với mảnh đất anh Trần Đức Cường đang sinh sống. Tuy nhiên, trong các quyết định trên, gia đình anh Cường có những bức xúc nhất định và có nội dung không phù hợp theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, gia đình anh Cường đã nhờ TPL đến lập vi bằng sự thật khách quan, ghi nhận lại lời chứng của những hộ dân xung quanh thông tin về việc gia đình anh Cường và bố anh Cường sinh sống ổn định ở mảnh đất này từ năm 1991 đến nay. Vi bằng này sẽ là cơ sở để anh Cường làm việc với cơ quan chức năng và có phương án bồi thường cho hợp lý cho gia đình anh.
Lập vi bằng ghi nhận việc giao tiền, tài sản, giấy tờ có giá | |
Xúc động, sau vi bằng ông nội tặng cho đất cháu đích tôn | |
Thừa phát lại giúp mọi người sống thân thiện, đoàn kết và có trách nhiệm |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại