Thứ sáu 08/11/2024 22:29

Vay tiền đi trả nợ, Phạm Công Danh khiến dàn lãnh đạo Ngân hàng Đại Tín vướng lao lý

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Dùng hồ sơ ảo để vay 650 tỷ của Ngân hàng Đại Tín mang đi trả nợ, Phạm Công Danh đã "đẩy" dàn lãnh đạo Đại Tín vào tù.
Bắt tạm giam cựu Chủ tịch Ngân hàng Đại Tín
6 lý do tòa tuyên trả hồ sơ vụ án của bị cáo Phạm Công Danh, Trầm Bê
Phạm Công Danh kể khổ, Trầm Bê bật khóc xin giảm án
Trầm Bê nói, "không cãi" nhưng... không cố ý?
Đề nghị tuyên Phạm Công Danh 20 năm, Trầm Bê 5-6 năm tù
Phúc thẩm vụ Phạm Công Danh: Ông Trần Quý Thanh lên tiếng
"Đại án" Phạm Công Danh: Anh em Danh - Trung nhờ bảo vệ, rửa xe… làm giám đốc
Phúc thẩm "đại án" Phạm Công Danh: Ông Trần Quí Thanh không xuất hiện?
Phúc thẩm vụ án Phạm Công Danh: Ngân hàng Xây dựng có phải hoàn trả tiền cho khách?
Chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án Phạm Công Danh

Sau 3 ngày xét xử và nghị án, chiều 4-5, TAND TP HCM đã quyết định tuyên phạt Hoàng Văn Toàn (65 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Tín (Trustbank) 7 năm tù; Trần Sơn Nam (59 tuổi, nguyên Tổng Giám đốc Trustbank) 6 năm tù.

5 bị cáo còn lại cũng phải lãnh từ 3 năm tù treo tới 3 năm tù giam cùng về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".

Trước đó, đại diện VKSND TP HCM thực hành quyền công tố tại tòa đã đề nghị HĐXX xử phạt Hoàng Văn Toàn mức án từ 6 đến 7 năm tù, Trần Sơn Nam từ 5 đến 6 năm tù giam.

Các bị cáo dưới quyền Toàn và Nam, VKS đề nghị cho hưởng án treo vì chỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên, không tư lợi và thành khẩn khai báo, hợp tác với cơ quan điều tra.

Vay tiền đi trả nợ, Phạm Công Danh khiến dàn lãnh đạo Ngân hàng Đại Tín vướng lao lý
Các bị cáo tại tòa

TrustBank tiền thân là Ngân hàng Nông thôn Cổ phần Rạch Kiến có trụ sở tại tỉnh Long An. Tháng 6/2010, ngân hàng được nâng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng, trong đó đại gia Hứa Thị Phấn nắm 85% cổ phần và giữ chức vụ Cố vấn cấp cao.

Đại diện theo pháp luật gồm ông Hoàng Văn Toàn - Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Trần Sơn Nam.Một thời gian sau, do làm ăn thua lỗ, Hứa Thị Phấn đã tìm cách bán sang cho Phạm Công Danh.

Sau đó, Phạm Công Danh đổi tên thành Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - VNCB.Theo điều tra, trước khi chuyển giao quyền điều hành TrustBank cho Phạm Công Danh, cuối tháng 12-2012, ông Toàn và dàn lãnh đạo cấp dưới đã thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng cho Công ty Thịnh Quốc vay 370 tỷ đồng và Công ty Đại Hoàng Phương vay 280 tỷ đồng với lãi suất 15% trong thời hạn 12 tháng.

Đây là 2 công ty sân sau của ông Danh thành lập nhưng không hoạt động kinh doanh. Mục đích vay để mua lại lô đất hơn 5.000 m2 tại khu vực Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) thuộc một công ty khác của Phạm Công Danh trị giá gần 940 tỷ đồng.

Vay tiền đi trả nợ, Phạm Công Danh khiến dàn lãnh đạo Ngân hàng Đại Tín vướng lao lý
Ông Phạm Công Danh được tòa triệu tập với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

Tài sản bảo đảm chính là giá trị lô đất này. Tiền giải ngân được chuyển về tài khoản của Tập đoàn Thiên Thanh cho Phạm Công Danh sử dụng để trả nợ các khoản vay trước đó. Khi phê duyệt cấp tín dụng cho 2 công ty của Phạm Công Danh vay vốn, các thành viên hội đồng tín dụng đã không thực hiện đúng quy định như: hồ sơ vay vốn không có báo cáo tài chính, không đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng, rủi ro…

Trên thực tế, các doanh nghiệp này không hoạt động kinh doanh, hồ sơ vay vốn đều lập khống. Trên thực tế lô đất tại Sân vận động Chi Lăng chưa giải tỏa xong, chưa được cấp giấy chứng nhận và cũng không có bất cứ hoạt động đầu tư nào.

Tuy nhiên, khi cấp tín dụng, ông Toàn và cấp dưới đã căn cứ vào chứng thư thẩm định tài sản hình thành trong tương lai với giá trị được đẩy lên nhiều lần.Trong quá trình xét xử giai đoạn một đại án Phạm Công Danh và đồng phạm gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng cho VNCB, tháng 9-2016, TAND TP.HCM đã khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” đối với các thành viên Hội đồng tín dụng của TrustBank do Hoàng Văn Toàn đứng đầu.

Tại CQĐT cũng như trong phiên tòa, Toàn nhiều lần khẳng định mình làm đúng theo quy định của ngân hàng. Tuy nhiên, khi được hỏi có được tận mắt xem sổ đỏ mảnh đất của sân vận động Chi Lăng mà công ty con của Phạm Công Danh mang ra thể chấp không thì bị cáo thừa nhận không nhìn thấy, nhưng bị cáo bao biện, bản thân tin tưởng cấp dưới cũng như quy trình xét duyệt tín dụng của ngân hàng và tin tưởng sổ đỏ này là hợp pháp nên không xem xét lại.

Về chứng thư thẩm định giá của Công ty DATC, Toàn cho rằng mình không đủ năng lực để tái thẩm định chứng thư này là đúng hay không. Bị cáo Nam, nguyên Tổng giám đốc cũng nói bản thân tin tưởng vào chứng thư thẩm định giá DATC là đúng và tuân thủ theo thủ tục chung.

Do quá tin tưởng nên bị cáo không cho người ra Đà Nẵng kiểm tra rõ lô đất tại sân vận động Chi Lăng. Các bị cáo còn lại thì cho rằng, bản thân thấy qua các phương tiện truyền thông được biết, cựu chủ tịch UBND TP Đà Nẵng là ông Trần Văn Minh đã đồng ý cấp phép xây dựng dự án thương mại 60 tầng và 4 tầng hầm tại Sân vận động Chi Lăng.

Cho nên, Hội đồng tín dụng đã căn cứ vào hồ sơ, phương án kinh doanh tại dự án này để giải ngân. Các bị cáo cũng thừa nhận đã thông đồng lập sẵn hồ sơ để giải ngân cho 2 công ty sân sau của ông Danh.

Cụ thể là cùng một ngày các bị cáo thông qua văn bản cho vay, cũng trong ngày hôm đó có bút phê của Tổ giám sát và giải ngân luôn trong ngày. Theo kết quả điều tra, số tiền vay của Đại Tín, Danh dùng 500 tỷ đồng trả cho một số đại gia và dùng 15 tỷ đồng tiêu xài.

Hoa Đỗ - Trinh Phan
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động