Thứ sáu 29/03/2024 15:28

Vẫn truy tố Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn mặc dù đang bỏ trốn

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Mặc dù đang bỏ trốn, tuy nhiên cơ quan cảnh sát điều tra vẫn quyết định truy tố Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Liên quan đến vụ việc, theo kết luận điều tra, chủ tịch AIC đã đưa hối lộ cho cựu bí thư, cựu chủ tịch tỉnh và cựu giám đốc Sở Y tế tổng số tiền hơn 43 tỉ đồng.
Vẫn truy tố Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn mặc dù đang bỏ trốn
Các bị can từ trái qua phải gồm: Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ Công ty AIC; Trần Mạnh Hà, Phó Tổng giám đốc; Đỗ Văn Sơn, nguyên Kế toán trưởng. Ảnh: Bộ Công an

Truy tố chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn mặc dù đang bỏ trốn

Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đề nghị truy tố về tội Đưa hối lộ và Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.

Mặc dù đang bỏ trốn, tuy nhiên C03 vẫn quyết định truy tố bà Nhàn và cho rằng, đã đủ căn cứ để kết luận hành vi phạm tội của bà Nhàn. Nếu không ra trình diện có nghĩa bà Nhàn sẽ từ bỏ quyền tự bào chữa. Trường hợp này được nhận định là trường hợp hi hữu trong lịch sử tố tụng.

Liên quan đến vụ án, ba quan chức Đồng Nai bị cáo buộc Nhận hối lộ và cựu Bí Thư tỉnh ủy Trần Đình Thành, cựu chủ tịch tỉnh Đinh Quốc Thái và ông Phan Huy Anh Vũ, giám đốc Sở Y tế.

Theo kết luận điều tra, bà Nhàn đã trực tiếp và chỉ đạo cấp dưới đưa hối lộ cho ông Thành 14,5 tỉ, ông Thái 14,5 tỉ và cựu giám đốc Sở Y tế 14,8 tỉ.

Gây thiệt hại tài sản nhà nước hơn 152 tỉ

Theo kết luận điều tra, bà Nhàn là người thành lập Công ty AIC. Bà chỉ đạo nhiều thuộc cấp thông đồng, móc ngoặc với chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, các công ty "quân xanh" để đảm bảo cho AIC được trúng thầu.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã thành lập các Ban nội bộ do chính mình trực tiếp điều hành, giao những người thân tín của mình phụ trách, thực hiện việc điều chuyển dòng tiền thu lợi bất chính, hợp thức hoá để chi ngoài sổ sách cho các lãnh đạo thuộc tỉnh uỷ, UBND tỉnh, chủ đầu tư theo cơ chế do bà Nhàn đặt ra.

Tại tỉnh Đồng Nai, bà Nhàn đã lợi dụng mối quan hệ với ông Trần Đình Thành (Bí thư Tỉnh ủy năm 2007). Trước khi UBND tỉnh phê duyệt Dự án Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, bà Nhàn đã nhờ ông Thành giới thiệu, đặt vấn đề với ông Đinh Quốc Thái (khi đó là Phó Chủ tịch, sau là Chủ tịch UBND tỉnh) và bà Bồ Ngọc Thu (cựu Giám đốc Sở KH&ĐT) cùng lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh, đồng thời để nghị ông Phan Huy Anh Vũ (chủ đầu tư) tạo diều kiện cho Công ty AIC tham gia, trúng thầu.

Sau khi thiết lập các mối quan hệ thông đồng, móc ngoặc nói trên, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn giao cho 2 Phó TGĐ Công ty AIC là Hoàng Thị Thuý Nga và Trần Mạnh Hà trực tiếp ký hồ sơ, chứng từ, thực hiện liên hệ, thoả thuận, chi tiền cho các cá nhân có liên quan cho đến khi công ty AIC thực hiện xong dự án.

Từ những chiêu trò đấu thầu trên, Công ty AIC đã trúng 16 gói thầu trang thiết bị y tế và xây lắp trị giá hơn 665 tỉ, bà Nhàn hưởng lợi hơn 148 tỉ.

Ngoài ra, sau khi trúng thầu bà Nhàn còn ký các phụ lục điều chỉnh mức phạt hợp đồng, điều chỉnh thời gian thực hiện hợp đồng để Công ty AIC hưởng lợi trái phép, gây thiệt hại cho tài sản nhà nước số tiền 3,5 tỉ đồng. C03 kết luận hành vi của bà Nhàn gây thiệt hại tài sản nhà nước hơn 152 tỉ.

CQĐT cho rằng, để đối phó với hoạt động thanh tra, kiểm tra, điều tra, xác minh của các cơ qua chức năng, bà Nhàn đã yêu cầu nhân viên, lãnh đạo chủ chốt xuất cảnh khỏi Việt Nam, tiêu hủy tài liệu, chứng cứ.

Tuy nhiên, căn cứ kết quả thu thập tài liệu, phục hồi trích xuất dữ liệu; lời khai của người liên quan…, đủ cơ sở xác định bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là đối tượng chủ mưu, cầm đầu, chịu trách nhiệm chính về các sai phạm của Công ty AIC tại dự án Bệnh viện đa khoa Đồng Nai.

Hành vi của bà Nhàn bị CQĐT xác định không chỉ phạm vào tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng mà còn phạm vào tội Đưa hối lộ.

Yêu cầu các bị can ra đầu thú

Trước đó, chiều 11/11, Bộ Công an ra thông báo yêu cầu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 7 bị can khác ra đầu thú.

Ngoài bà Nhàn, Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã 7 bị can gồm:

1. Trần Mạnh Hà (SN 1971), Phó Tổng giám đốc Công ty AIC;

2. Đỗ Văn Sơn (SN 1977), nguyên Kế toán trưởng Công ty AIC;

3. Nguyễn Thị Sen (SN 1984), nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế và Môi trường;

4. Nguyễn Thị Tích (SN 1962), Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Mopha;

5. Ngô Thế Vinh (SN 1965), Giám đốc Công ty TNHH kinh doanh trang thiết bị y nha khoa Việt Tiên;

6. Nguyễn Đăng Thuyết (SN 1970), nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thành An Hà Nội;

7. Đỗ Mỹ Hạnh (SN 1982), Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Quốc tế Cát Vân Sa;

Để phục vụ công tác điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an yêu cầu các bị can đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an hoặc cơ quan công an nơi gần nhất đầu thú để được hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước và thực hiện quyền tự bào chữa theo quy định tại Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Nếu tiếp tục bỏ trốn, Cơ quan điều tra coi đó là từ bỏ quyền tự bào chữa. Nếu các bị can trên không ra đầu thú trong giai đoạn điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an sẽ điều tra, kết luận vụ án theo quy định của pháp luật - Bộ Công an thông báo.

Bộ Công an yêu cầu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn và các bị can ra đầu thú Bộ Công an yêu cầu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn và các bị can ra đầu thú
Bắt tạm giam cựu Bí thư Tỉnh ủy và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Bắt tạm giam cựu Bí thư Tỉnh ủy và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động