Văn minh đô thị trước hết là từ ý thức của chính mỗi người dân
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNhững hành động đẹp của người lớn sẽ tác động và mang lại tính dục dục, khiến học sinh tự ý thức bảo vệ môi trường |
Từ một đốm lửa nhỏ
Trên các tuyến đường, khu vui chơi, rất dễ bắt gặp tình trạng tập kết rác thải tràn lan. Nhiều người tham gia giao thông khi đi qua các con đường Hoàng Quốc Việt, sẽ không khó để bắt gặp những bãi tập kết rác thải nối dài, tràn lan xuống lề đường; tương tự tại đường Nguyễn Khánh Toàn dù chưa đến giờ tập kết rác nhưng người dân đã mang rác đi đổ. Việc rác thải vung vãi xuống đường với mùi hôi thối bốc lên gây bức xúc cho người đi đường và những người dân địa phương sinh sống xung quanh.
Theo quy định, thời gian hoạt động của các xe vận chuyển và thu gom rác thải tại các điểm tập kết được hoạt động từ khung giờ 19h30-6h sáng hôm sau. Tuy nhiên, dù chưa đến giờ tập kết rác nhưng tại nhiều tuyến đường đã xuất hiện các xe rác đầy ắp. Rác thải không chỉ tập kết ở vỉa hè mà còn tràn xuống cả lòng đường. Điều này gây ảnh hưởng đến người đi bộ và người tham gia giao thông gây ô nhiễm và mất mỹ quan đường phố.
Trước thực trạng đó, ngày 29/3 ghi nhận tại một vườn hoa khu vui chơi, đối diện trường Tiểu học Nghĩa Đô, tình trạng rác thải đã có chuyển biến tích cực trong nhiều tháng qua. Cụ thể vì là khu vui chơi, đối diện với trường học, nên ngày nào lượng học sinh tụ tập qua đây cũng nhiều, kéo theo là lượng rác thải ra môi trường cũng không ít, gây mất mỹ quan đô thị.
Cô Song Thu, cần mẫn với công việc không tên chỉ với mong muốn cho môi trường sống sạch đẹp |
Do đó, có một nhóm các cô các bà hay tập thể dục tại đây đã tự ý thức, thường xuyên quét dọn, khiến cho khu vui chơi phong quanh sạch sẽ, hành động đó được diễn ra trong nhiều tháng qua, kéo theo nhiều người cùng chung tay hành động, mọi người dần có ý thức không xả rác ra môi trường, có ý thức để rác đúng nơi quy định.
Khi được hỏi, cô có thể chia sẻ lý do tại sao lại quét và nhặt rác hàng ngày tại địa điểm công cộng, không thuộc trách nhiệm của mình, cô Song Thu chỉ cười hiền và nói: “Bởi hàng ngày cô thường đưa cháu đến trường học và qua đây ngồi chơi, tập thể dục với các bà, thấy khu vui chơi rất bẩn, nhiều vật sắc nhọn nên tự nhiên mình cứ thế là làm, Cô cũng không nghĩ gì, chỉ mong các con, các cháu có môi trường sạch đẹp mà vui chơi, mỗi khi tan trường, học mỗi buổi đến lớp sớm mà chưa vào trường” .
Thắp lên những vầng lửa lớn
Từ một suy nghĩ và hành động giản đơn, mà hiện khuân viên đã luôn sạch sẽ, lượng rác thải giảm đáng kể. Chính hành động được lặp đi lặp lại hàng ngày của cô Song Thu đã khiến mọi người chú ý và gần đây không chỉ còn một mình cô mà rất nhiều người cùng chung tay, góp phần đưa khuân viên ngày thêm sạch đẹp.
Là người đồng hành cùng cô Sông Thu, cô Nguyễn Thị Thanh Lâm, tại tổ 18, ngõ 100, đường Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy cũng hàng ngày dọn dẹp tại đây đã đưa ra nhiều chia sẻ, cô cho biết ngoài việc dọn dẹp với tâm thế tự nguyện, thỏa mái, nhưng cô cũng chỉ ra những khó khăn, bất cập trong việc duy trì được thói quen quét dọn, vì chổi, xẻng hót rác thường xuyên bị mất do không có nơi bảo quản, học sinh thường nghịch làm mất, bị gẫy… nên các cô phải mượn người dân xung quanh. Bản thân các cô không ở gần nên không thể hôm nào cũng cầm vật dụng qua dọn dẹp, vì sẽ gây mất an toàn khi lưu thông trên đường. Nếu được sự quan tâm của các cấp chính quyền, phối hợp cùng các cô lao công của trường học hay công nhân môi trường để dọn dẹp sẽ tốt hơn.
Hành động đẹp đã kéo thêm nhiều người ý thức trong việc cùng nhau dọn dẹp các khu công cộng |
Chia sẻ về vấn đề rác thải tập kết sai quy định, gây ô nhiễm môi trường, chị Đỗ Thị Thêu (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Mỗi lần đưa con đến trường, tôi thường cho con vào sân chạy nhảy và ăn sáng. Khi thấy các cô quét dọn, bản thân cũng tự thấy cần có ý thức hơn, không được xả rác bừa bãi và có dặn dò các con cần để rác đúng nơi quy định. Cả năm học vừa qua, tôi thấy phấn khởi khi được vui chơi cùng con trong khuân viên sạch sẽ hơn, không còn làm bạn thường xuyên với chiếc khẩu trang vì mùi hôi thối bốc lên từ rác thải của đồ ăn vặt mà học sinh thải ra khắp nơi”.
Chị Thêu cũng hào hứng chia sẻ thêm, mình còn trẻ mà hàng ngày cứ để các cô thu gom, nên gần đây, chị cũng tham gia cùng mọi người, coi như hành động nhỏ của mình không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà để con cái nhìn vào tự ý thức cho mỗi hành động của các cháu.
Trước thực trạng lớn hơn như tình trạng rác thải tập kết ở vỉa hè, làn đường sai giờ quy định đã ảnh hưởng trực tiếp tới người tham gia giao thông những giờ cao điểm tan tầm. Thì vấn đề này không chỉ đòi hỏi sự vào cuộc của chính quyền mà trước hết là ý thức của mỗi người dân. Sẽ rất khó để hè phố phong quanh sạch sẽ khi chính mỗi người dân chưa tự ý thức, không để rác đúng nơi quy định, thì không có sự thu gom nào cho suể.
Vì vậy để vỉa hè, vườn hoa, công viên, các địa điểm công cộng không bị ám mùi bởi rác, rất cần sự thay đổi về hành động và nhận thức từ chính những việc làm cụ thể. Bởi khi rác thải tập kết tràn lan, sai quy định không chỉ ảnh hưởng tới người tham gia giao thông mà còn gây mất mỹ quan đường phố, làm xấu đi bộ mặt Thủ đô. Và những hành động nhỏ như của các cô Song Thu, Thanh Lâm, chị Đỗ Thêu, đang góp phần nhân lên những hành động đẹp, lan tỏa khiến mọi người cùng chung tay bảo vệ chính môi trường sống quanh mình.
Và với những hành động nhỏ ấy hi vọng một ngày không xa, từng con đường ngõ phố, từng vườn hoa công viên sẽ luôn sạch đẹp, rác thải sẽ được để đúng nơi quy định, mỹ quan đô thị sẽ thay màu áo mới bởi mỗi một công dân đang sống đầy trách nhiệm và ý thức.
Nhân rộng mô hình tuyến phố văn minh: Trái ngọt từ việc chỉnh trang đô thị | |
Tạo chuyển biến tích cực về trật tự văn minh đô thị | |
Chính quyền và Nhân dân cùng giữ gìn trật tự đô thị |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại