Tuyên y án 18 năm tù, bồi thường 600 tỷ đồng với bị cáo Đinh La Thăng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCác bị cáo nghe tòa tuyên án. |
Theo đó, vị chủ tọa công bố, tuyên y án sơ thẩm với bị cáo Đinh La Thăng (18 năm tù, bồi thường 600 tỷ đồng tội “Cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng"); tổng hợp với bản án trước 13 năm tù là 30 năm tù.
Cùng tội danh, y án sơ thẩm với bị cáo Vũ Khánh Trường, nguyên TV HĐTV PVN (5 năm tù); Nguyễn Thanh Liêm( 20 tháng cải tạo không giam giữ).
Riêng bị cáo Phan Đình Đức, nguyên TV HĐTV PVN (án sơ thẩm 15 tháng cải tạo không giam giữ) được chuyển tội danh sang “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và nhận hình phạt cảnh cáo.
Ninh Văn Quỳnh, nguyên Kế toán kiêm trưởng ban Tài chính kế toán và kiểm toán PVN 16 năm tù tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “Cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
HĐXX xác định, việc ký và ban hành các thỏa thuận, nghị quyết, quyết định của bị cáo Thăng, Quỳnh, Trường, Sơn, Thắng, Liêm là trái thẩm quyền, vi phạm trình tự, thủ tục của nàh nước quy định về quản lý kinh tế.
Xét về ý thức chủ quan của các bị cáo, khi thực hiện hành vi trên đây, HĐXX phúc thẩm nhận thấy, các bị cáo buộc phải biết việc làm của mình là sai phạm vì một trong những tiêu chuẩn của TV HĐQT/HĐTV là phải hiểu biết pháp luật mới được bổ nhiệm.
Hơn nữa, Điều lệ, quy chế quản lý tài chính, quy chế làm việc của HĐQT/HĐTV do chính các bị cáo soạn thảo trình TTg ban hành có quy định cụ thể đối với các hành vi của bị cáo phải thực hiện như thế nào.
Có căn cứ xác định, khi thực hiện hành vi, các bị cáo không lường trước và cũng không mong muốn có hậu quả xảy ra. Nhưng rõ ràng, các bị cáo biết sai nhưng vẫn bàng quan về hậu quả chính là căn cứ xác định lỗi.
Tòa nhận định, bị cáo Thăng, Quỳnh, Trường, Sơn, Thắng, Liêm đã phạm tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” nên tòa cấp sơ thẩm tuyên án với các bị cáo là không oan.
Tuy nhiên, cần cá thể hóa trách nhiệm hình sự trên cơ ở tính chất, hành vi phạm tội, hậu quả và vai trò của từng bị cáo. Riêng với bị cáo Đức, hành vi không kiểm tra, xem xét và ký vào văn bản 124 của bị cáo là phạm tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", khoản 2 Điều 285 BLHS năm 1999.
Tòa cấp sơ thẩm xác định, bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên có thể xem xét chuyển hình phạt cho bị cáo. Do thay đổi tội danh nên bị cáo Đức không phải chịu trách nhiệm dân sự.
Vì không thể làm xấu hơn tình trạng của bị cáo nên phần trách nhiệm dân sự, tòa cấp sơ thẩm buộc Đức phải bồi thường sẽ được đối trừ trong tổng số tiền thu lợi bất chính phải sung vào quỹ PVN.
Trước đó, đại diện VKSND cấp cao tại Hà Nội cũng đề nghị tòa tuyên y án sơ thẩm với các bị cáo. VKSND cho rằng, các bị cáo thực hiện không triệt để, không hết những yêu cầu của Chính phủ, cơ quan trực thuộc.
Việc xin phép chỉ là hình thức, thể hiện các bị cáo bàng quan trước thực trạng hoạt động của Oceanbank là ngân hàng mà các bị cáo góp vốn. Trong khi đó, các bị cáo trình bày, từ năm 2009-2013 Oceanbank chia cổ tức cho PVN 244 tỷ đồng, Ngân hàng Nhà nước Hải Dương đánh giá Oceanbank loại A.
Oceanbank mất vốn chủ sở hữu chỉ là vấn đề thời gian, trước sau cũng mất vốn. Hơn nữa lãnh đạo Oceanbank cũng đã bị chứng minh phạm những tội đặc biệt nghiêm trọng trong quá trình lãnh đạo ngân hàng.
Cơ quan công tố cho rằng, tại phiên tòa phúc thẩm lần này không có tình tiết mới nên không có cơ sở giảm án. Về phần kháng cáo dân sự của các bị cáo, cấp sơ thẩm tuyên buộc liên đới bồi thường 800 tỷ đồng cho PVN, theo Bộ luật Dân sự, người nào gây thiệt hại phải có trách nhiệm sửa chữa, bồi thường nên tuyên như cấp sơ thẩm là có căn cứ.
Đại diện VKSND đề nghị HĐXX không chấp nhận kháng cáo kêu oan, giảm nhẹ hình phạt, giảm mức bồi thường của tất cả các bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án này.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại