Thứ hai 25/11/2024 08:54

Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ 2024: kết nối vòng tay yêu thương

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Từ ngày 1 đến ngày 7/8/2024, Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ diễn ra trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Sự kiện này do Liên minh Thế giới Hành động vì Nuôi con bằng sữa mẹ (WABA) khởi xướng từ năm 1991, nhằm khuyến khích sự chung tay hỗ trợ của toàn xã hội để mọi trẻ em đều có cơ hội hưởng nguồn dinh dưỡng không thể thay thế từ sữa mẹ.
Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ 2024: kết nối vòng tay yêu thương
Ảnh minh họa

Năm 2024, Tuần lễ này mang chủ đề "Thu hẹp khoảng cách - Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ cho tất cả các bà mẹ - Kết nối vòng tay yêu thương" (Closing the Gap – Breastfeeding Support for All). Chiến dịch năm nay tập trung vào ba trọng tâm chính: đẩy mạnh hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ để giảm bất bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp; không ai bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là những bà mẹ dễ bị tổn thương, những người có thể cần thêm sự hỗ trợ để giảm bất bình đẳng trong việc nuôi con bằng sữa mẹ; nhấn mạnh vai trò của nuôi con bằng sữa mẹ trong việc đóng góp vào giá trị kinh tế toàn cầu, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, cũng như những lợi ích về sức khỏe và dinh dưỡng cho cả mẹ và con.

Hưởng ứng Tuần lễ này, Bộ Y tế và Tổ chức Alive & Thrive đã giới thiệu một số thông điệp truyền thông quan trọng.

Thứ nhất, ủng hộ và thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ là góp phần đẩy lùi bất bình đẳng. Khi không được bú mẹ, trẻ em phải đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng và nhiều biến chứng sơ sinh nguy hiểm. Hỗ trợ bất kỳ người phụ nữ nào đang nuôi con nhỏ chính là mang lại sự bình đẳng về dinh dưỡng cho mọi trẻ em.

Thứ hai, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, dễ tiêu hóa và chứa nhiều kháng thể giúp phòng ngừa các nhiễm khuẩn. Trẻ được bú mẹ thường phát triển trí não tốt hơn, giảm nguy cơ thừa cân béo phì và mắc đái tháo đường khi trưởng thành.

Thứ ba, mẹ hãy thực hiện da kề da với con thật lâu ngay khi con chào đời để trẻ có cơ hội bú sớm.

Tại các bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc, người mẹ được hỗ trợ để có thể da kề da với con ngay khi chào đời, kể cả trong trường hợp sinh mổ.

Thứ tư, người chồng, gia đình và cộng đồng hãy ủng hộ, hỗ trợ bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.

Đặc biệt, người chồng có thể san sẻ gánh nặng cho vợ bằng cách hỗ trợ làm việc nhà và các việc chăm sóc khác.

Cuối cùng, hãy cùng chung tay để cứu sống trẻ sinh non, bệnh lý bằng cách hiến tặng sữa mẹ cho hệ thống Ngân hàng sữa mẹ

Hàng năm, có khoảng 90.000 trẻ sinh non, nhẹ cân, bệnh lý đang rất cần nguồn sữa mẹ hiến tặng để vượt qua các biến chứng sơ sinh nguy hiểm. Theo tổ chức Y tế thế giới, sữa mẹ hiến tặng thanh trùng là lựa chọn dinh dưỡng thứ hai sau sữa mẹ ruột.

Bộ Y tế và Alive & Thrive đã xây dựng hệ thống Ngân hàng sữa mẹ với quy trình thu nhận, sàng lọc và thanh trùng sữa mẹ hiến tặng, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho trẻ khi sử dụng.

Thanh tra Sở Y tế Hà Nội xử phạt nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực y tế và an toàn thực phẩm
Bảo Long
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động