Thứ hai 25/09/2023 13:59

Từ ngày 15/5, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính thay đổi như thế nào?

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Nghị định 14/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính. Kể từ ngày 15/5, cơ cấu mới của Bộ Tài chính sẽ bao gồm 28 tổ chức.
Từ ngày 15/5, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính thay đổi như thế nào?
Kể từ ngày 15/5, cơ cấu mới của Bộ Tài chính sẽ bao gồm 28 tổ chức.

Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về: Tài chính - ngân sách (bao gồm: Ngân sách Nhà nước; ngân quỹ Nhà nước; nợ công; thuế; phí, lệ phí và thu khác của ngân sách Nhà nước; dự trữ Nhà nước; các quỹ tài chính Nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; tài sản công theo quy định của pháp luật); hải quan; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc bộ theo quy định của pháp luật.

Theo Nghị định 14/2023/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính sẽ bao gồm 28 tổ chức. Như vậy, so với Nghị định 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017, cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính giảm 1 tổ chức.

Các tổ chức gồm: Vụ Ngân sách Nhà nước, Vụ Đầu tư, Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I), Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Pháp chế, Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra, Văn phòng, Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí, Cục Quản lý công sản, Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán, Cục Quản lý giá, Cục Tin học và Thống kê tài chính, Cục Tài chính doanh nghiệp, Cục Kế hoạch - Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước.

Còn lại, các tổ chức như: Viện Chiến lược và chính sách tài chính, Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính là các tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý Nhà nước thuộc bộ.

Vụ Ngân sách Nhà nước có 4 phòng, Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp có 4 phòng, Vụ Đầu tư có 4 phòng, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính có 4 phòng, Vụ Pháp chế có 5 phòng, Vụ Tổ chức cán bộ có 7 phòng, Vụ Hợp tác quốc tế có 4 phòng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và danh sách các đơn vị sự nghiệp khác thuộc bộ.

Về điều khoản chuyển tiếp, Vụ Chính sách thuế tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo các quy định pháp luật hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí.

Từ ngày 8/5, quy định mới về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp sẽ như thế nào?
Dương Kim Quyên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Cùng nhau nỗ lực củng cố lòng tin, sự chân thành, tăng cường đoàn kết, thúc đẩy hợp tác

Cùng nhau nỗ lực củng cố lòng tin, sự chân thành, tăng cường đoàn kết, thúc đẩy hợp tác

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, trải qua nhiều đau thương, hy sinh, mất mát từ nhiều cuộc chiến tranh, sự chia cắt, bao vây, cấm vận của thế kỷ trước, Việt Nam thấu hiểu và trân trọng giá trị của hoà bình, hợp tác và phát triển.
Lễ Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản

Lễ Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản

Chiều tối 21/9/2023, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Hà Nội đã diễn ra trọng thể Lễ Kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (21/9/1973 – 21/9/2023) do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức.
Tái khẳng định Công ước Luật biển 1982 là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển

Tái khẳng định Công ước Luật biển 1982 là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển

Ngày 20/9/2023 tại New York, trong khuôn khổ hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã ký Hiệp định về Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia, còn gọi là Hiệp định về Biển cả. Nhân dịp này, Bộ trưởng đã trả lời phỏng vấn tại New York.
Hôm nay, cựu lãnh đạo VEC cùng đồng phạm hầu tòa vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Hôm nay, cựu lãnh đạo VEC cùng đồng phạm hầu tòa vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Hôm nay, 25/9, 22 bị cáo liên quan đến sai phạm tại Dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (giai đoạn 2) được đưa ra xét xử.
Thông tin về lao động Việt Nam trong vụ cháy tại Đài Loan (Trung Quốc)

Thông tin về lao động Việt Nam trong vụ cháy tại Đài Loan (Trung Quốc)

Theo Văn phòng Kinh tế - Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc cho biết, ngày 22/9/2023 đã xảy ra một vụ cháy nổ tại một nhà máy ở huyện Bình Đông, Đài Loan (Trung Quốc) khiến nhiều người thương vong.
Tọa đàm “Đảm bảo chỗ ở an toàn cho công nhân - Từ mục tiêu đến hành động”

Tọa đàm “Đảm bảo chỗ ở an toàn cho công nhân - Từ mục tiêu đến hành động”

Sáng 24/9, báo Kinh tế & Đô thị và Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, Dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) hợp tác tổ chức tọa đàm với Chủ đề “Đảm bảo chỗ ở an toàn cho công nhân: Từ mục tiêu đến hành động”.
Đề xuất hình thức, cách thức ưu đãi thuế phù hợp

Đề xuất hình thức, cách thức ưu đãi thuế phù hợp

TS. Vũ Nhữ Thăng - Phó Chủ tịch Phụ trách Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đã góp ý vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ông đưa ra nhiều đề xuất để tạo tính đột phá, vượt trội cũng như thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Có những nội dung mới được đưa vào để đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô

Có những nội dung mới được đưa vào để đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô

Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), TS Nguyễn Ngọc Bích, Trưởng Bộ môn Luật Hành chính, Trường đại học Luật Hà Nội chia sẻ với PV PL&XH:
Trách nhiệm xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô

Trách nhiệm xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô

Ông Đặng Đình Luyến - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, ông tán thành với nhiều nội dung của dự thảo Luật Thủ đô và có một số ý kiến đóng góp về Chương I và VII để Cơ quan soạn thảo tham khảo, cân nhắc thêm.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động