Truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người dân ở phường Ngọc Thụy
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênAnh Trương Công Đỉnh - Trưởng chi nhánh số 4, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội đã truyền tải những những điểm mới nổi bật của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Ảnh: N.M. |
Tại Hội nghị, chị Bùi Thị Hải Lưu - Trưởng chi nhánh số 2 - Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội đã truyền thông về một số nội dung cơ bản của Luật Trợ giúp pháp lý. Trong đó, chị Lưu nhấn mạnh về những người được trợ giúp pháp lý; nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý; phạm vi hình thức trợ giúp pháp lý; hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý; địa chỉ của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội và các chi nhánh của Trung tâm.
Tiếp đến, anh Trương Công Đỉnh - Trưởng chi nhánh số 4, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội đã truyền tải những những điểm mới nổi bật của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Các đại biểu tham dự hội nghị được giới thiệu phương pháp tiếp cận, những nội dung chính sách, quy định mới của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Luật gồm 6 chương và 91 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2023.
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở là cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo tính thực thi và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ và vai trò tự quản của nhân dân; góp phần thực hiện có hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Luật còn quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Ngoài ra, tại Hội nghị, các đại biểu cũng được nghe tư vấn pháp luật, giải thích kỹ hơn những điều mà còn chưa rõ, chưa hiểu; những người có nhu cầu cần trợ giúp pháp lý cũng được báo cáo viên giải thích, tư vấn trực tiếp.
Buổi tuyên truyền, phổ biến về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của chính quyền địa phương, góp phần quan trọng trong việc triển khai hiệu quả Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đưa các chính sách pháp luật đi vào cuộc sống một cách cụ thể hơn, qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân; từ đó mọi cũng hiểu rõ hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của mình, có ý thức, tích cực tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, góp phần đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Truyền thông về trợ giúp pháp lý rất bổ ích đối với người cao tuổi Bà Hồ Thị Minh Tâm, Chủ tịch Hội người cao tuổi phường Đức Thắng cho biết, buổi truyền thông về trợ giúp pháp lý và ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại