Thứ sáu 18/04/2025 05:02

Tín hiệu vui của sân khấu tròn

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tăng suất chiếu (4 suất/ngày), sân khấu tròn với sức chứa 1.200 chỗ ngồi luôn chật kín khán giả là tín hiệu vui của nghệ thuật xiếc hiện nay. Trong đó, tiết mục xiếc thú do các nghệ sĩ xiếc thể hiện đã thổi làn gió mới trong hành trình chinh phục khán giả.
Tín hiệu vui của sân khấu tròn
Các nghệ sĩ "đội lốt" xiếc thú với nhiều hoạt cảnh vui nhộn, nhiều sắc màu

Ghi nhận trong dịp lễ Quốc tế thiếu nhi 1/6, sân khấu tròn với sức chứa 1.200 chỗ ngồi luôn chật kín khán giả, thậm chí vào những ngày cuối tuần, Liên đoàn Xiếc Việt Nam phải tăng suất chiếu (4 suất/ngày). Sau buổi sáng biểu diễn kết thúc, nghệ sĩ xiếc lại tất bật chuẩn bị cho lịch diễn mới. Dù lịch làm việc khá “căng” nhưng đối với các nghệ sĩ được khán giả yêu thương, ủng hộ là “món quà vô giá” giúp tiếp lửa cho tiết mục biểu diễn thăng hoa hơn.

Đã khá lâu rồi, sân khấu xiếc mới lại có không khí sôi động như vậy. Giữa thời điểm phim chiếu rạp thiếu nhi hầu hết là sản phẩm nhập khẩu thì ở sân khấu Thủ đô ghi nhận nỗ lực cống hiến, sáng tạo của các nghệ sĩ trong việc thu hút khán giả bằng các tác phẩm “made in Việt Nam”.

Chào đón mùa hè 2022, Liên đoàn Xiếc Việt Nam giới thiệu khán giả tiết mục “Chúa tể rừng xanh”. Vở xiếc lấy cốt truyện từ cuốn sách Tiếng Việt lớp 1. Vở xiếc không chỉ kể lại câu chuyện của các loài thú trong rừng già còn đan xen các tiết mục xiếc mèo, xiếc dê, xiếc trâu, xiếc khỉ, xiếc lợn, xiếc chó, xiếc ngựa, xiếc vẹt, pa-tin, ảo thuật, tung hứng, xe chỉ, lắc vòng, đế kiếm trên lưng trâu, đu quay, đu dây, thăng bằng trên dây thép chùng, quay thảm…

Theo NSND Tống Toàn Thắng (Phó GĐ Liên đoàn Xiếc Việt Nam), “Chúa tể rừng xanh” bước đầu xây dựng thương hiệu sản phẩm nghệ thuật xiếc thú mới của Đoàn nuôi dạy thú, hướng tới phục vụ khán giả thiếu nhi, diễn theo lịch cố định vào thứ 5 hàng tuần tại Rạp Xiếc Trung ương và phục vụ các buổi ngoại khóa của các trường.

Điểm đặc biệt của vở xiếc là việc đơn vị mạnh dạn đào tạo nghệ sĩ xiếc ngoài biểu diễn chuyên môn còn là nghệ sĩ đa năng biết diễn kịch, dẫn truyện, kết nối các tiết mục đơn lẻ so với tiết mục xiếc truyền thống bình thường để tạo sức hút khán giả.

Trước quy định công ước quốc tế về việc hạn chế, chấm dứt sử dụng động vật hoang dã trên sân khấu xiếc, các loài thú lớn như voi, hổ, gấu… sẽ không còn xuất hiện trên sân khấu. Đáp ứng nhu cầu khán giả, các chương trình cần có sự xuất hiện của thú hoang dã, các nghệ sĩ sẽ đội lốt thú để biểu diễn.

Khi được hỏi, việc chuyển đổi xiếc thú đòi hỏi các diễn viên phải có sự chuyển mình trước thời cuộc ra sao? NSND Tống Toàn Thắng cho hay: Trước đây, các nghệ sĩ huấn luyện động vật hoang dã với độ hung dữ, tạo sức lôi cuốn khán giả thì nay chuyển đổi sang huấn luyện vật nuôi, thú nuôi, thân thiện với môi trường, áp lực diễn xuất khác biệt, ngược lại, nghệ sĩ phải biết diễn giao lưu, gần gũi với thú nuôi, coi chúng là người bạn diễn sân khấu.

Thông qua hành động, cử chỉ, kỹ thuật của nghệ sĩ huấn luyện, các em nhỏ cảm nhận được tình yêu giữa con người với con vật. Từ những câu chuyện lồng ghép tạo ra bài học giá trị bằng ngôn ngữ nghệ thuật xiếc.

Mặc dù ở giai đoạn đầu tiên, khán giả có thể thấy “khoảng trống” từ tiết mục xiếc thú khi không còn xuất hiện những “diễn viên xiếc hoang dã” như gấu, voi, hổ, sư tử,… bằng sự chuyển mình của các nghệ sĩ trong vai trò “đội lốt” động vật hoang dã sẽ lấp đầy khoảng trống đó, tạo màu sắc mới mẻ trên sân khấu tròn.

Mộc Miên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Bình luận
Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Nhiều phim kinh điển chiếu miễn phí dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhiều phim kinh điển chiếu miễn phí dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Những bộ phim để lại nhiều dấu ấn trong lòng khán giả như “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… sẽ được chiếu miễn phí trong chương trình "Những ngày phim Việt Nam" tại Rạp Ngọc Khánh.
Vở nhạc kịch về Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội trở lại sân khấu

Vở nhạc kịch về Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội trở lại sân khấu

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Nhà hát Tuổi trẻ đưa vở nhạc kịch “Lửa từ đất” về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông Nguyễn Ngọc Vũ - Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ TP Hà Nội, trở lại sân khấu Thủ đô.
Quảng bá, nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới

Quảng bá, nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới

Theo Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội là một trong ba trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước. Để thực hiện Chiến lược trên, Luật Thủ đô 2024 đã bổ sung nhiều điểm mới, tiến bộ cho lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Câu chuyện cuộc sống: chuyến đi đầu tiên

Câu chuyện cuộc sống: chuyến đi đầu tiên

16 tuổi, lần đầu tiên Trân rời xa TP và đến vùng miền núi xa xôi để trao quà cho các em nhỏ nơi đây. Hành trình của Trân không hề dễ dàng. Cô phải di chuyển nhiều tiếng bằng ô tô, sau đó đổi sang xe máy để vượt đèo, lên dốc.
Hà Nội: đa dạng hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Hà Nội: đa dạng hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư - năm 2025, diễn ra vào ngày 19/4 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam với chủ đề "Mỗi trang sách - một niềm tự hào".
Nữ sinh Hà Nội giỏi lịch sử, là phiên dịch viên 3 ngôn ngữ

Nữ sinh Hà Nội giỏi lịch sử, là phiên dịch viên 3 ngôn ngữ

Em Nguyễn Ý Trân - học sinh lớp 12 AE1, Trường THCS và THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội) là phiên dịch viên tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung; trở thành đại biểu Chương trình Giao lưu thanh niên sinh viên Nhật Bản - Đông Á năm 2022…
Công nghiệp văn hóa giúp Hà Nội hoàn thành những mục tiêu phát triển Thủ đô

Công nghiệp văn hóa giúp Hà Nội hoàn thành những mục tiêu phát triển Thủ đô

Các chuyên gia văn hóa đều cho rằng, Hà Nội cần có những chính sách đặc thù để thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển và phải được cụ thể hóa bằng những quy định trong Luật Thủ đô 2024.
Phát huy thế mạnh của làng nghề, di tích

Phát huy thế mạnh của làng nghề, di tích

Thực hiện khoản 8, Điều 21 Luật Thủ đô 2024, HĐND TP Hà Nội xây dựng dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa.
Bóng hình Tổ quốc thân thương!

Bóng hình Tổ quốc thân thương!

Tiết trời tháng Tư như là bản hoan ca rộn ràng của thiên nhiên, đất trời và lòng người khi cùng hòa chung một nhịp đập. Ấy là niềm hân hoan trong khúc giao mùa, là niềm vui phơi phới đón chờ thời khắc thiêng liêng trong ngày hội lớn của non sông!

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động