Tìm hiểu về các khoản tiền nhà trường được và không được thu của học sinh
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNhững khoản tiền nào không được phép thu?
Khi kết thúc năm học 2021 - 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ngay lập tức có văn bản số 2153/BGDĐT-KHTC gửi các địa phương về việc thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2022 - 2023.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị cần phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và có trách nhiệm giải trình với người học và xã hội về các mức thu, khoản thu của cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm học.
Tại khoản 4, điều 10, Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT đã quy định rõ ràng các khoản ban đại diện cha mẹ học sinh không được thu từ học sinh và gia đình học sinh các khoản tiền sau đây:
- Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.
- Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh:
+ Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường;
+ Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh;
+ Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường;
+ Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường;
+ Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường;
+ Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục;
+ Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Tuy được quy định rõ ràng, nhưng một số nhà trường và ban phụ huynh vẫn thu các khoản phí trái quy định này dưới nhiều tên gọi khác nhau, gây bức xúc cho nhiều phụ huynh.
Các khoản thu đầu năm luôn là nỗi đau đầu của bất cứ phụ huynh ở tất cả các cấp học (ảnh minh họa) |
Những khoản phí nhà trường được phép thu của học sinh và phụ huynh
Học phí, bảo hiểm y tế theo Luật bảo hiểm y tế và các khoản tiền theo thỏa thuận với phụ huynh như tiền đồng phục, tiền dạy thêm… là những khoản mà nhà trường được phép thu từ học sinh và gia đình học sinh.
Đối với học phí, tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về khung học phí năm học 2022 – 2023 như sau:
Vùng | Năm học 2022 - 2023 | |||
Mầm non | Tiểu học | Trung học cơ sở | Trung học phổ thông | |
Thành thị | Từ 300 đến 540 | Từ 300 đến 540 | Từ 300 đến 650 | Từ 300 đến 650 |
Nông thôn | Từ 100 đến 220 | Từ 100 đến 220 | Từ 100 đến 270 | Từ 200 đến 330 |
Vùng dân tộc thiểu số và miền núi | Từ 50 đến 110 | Từ 50 đến 110 | Từ 50 đến 170 | Từ 100 đến 220 |
Khung học phí (mức sàn - mức trần) đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên (Đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng)
Mức hoặc khung học phí của mỗi tỉnh sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể với mỗi bậc học cũng như phân loại theo vùng trên địa bàn cho phù hợp.
Đối với khoản Bảo hiểm y tế, theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi 2014) và Nghị định 146/2018/NĐ-CP, học sinh là đối tượng được nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế và mức này bằng 4.5% lương cơ sở nhân với thời hạn sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế.
Cụ thể, mức đóng bảo hiểm y tế của học sinh là 1.490.000 đồng (lương cơ sở theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP) x 4,5% (mức đóng của học sinh) x 70% (Nhà nước hỗ trợ 30%) x 12 tháng = 563.220 đồng/học sinh/năm
Đối với các khoản tiền theo thỏa thuận với phụ huynh, mỗi địa phương sẽ có những quy định rõ ràng để tránh việc lạm thu, biến tướng khoản thu của các trường. Thông thường các khoản này sẽ bao gồm Tiền ăn bán trú, chăm sóc bán trú, trang thiết bị phục vụ bán trú, tiền mua học phẩm với trẻ mầm non, tiền vệ sinh, tiền nước uống, tiền đồng phục học sinh, quần áo thể thao, phù hiệu trường, thẻ học sinh...
Hà Nội tăng cường công tác quản lý thu chi năm học 2022-2023 | |
Hải Phòng ban hành quy định về các khoản thu đầu năm học |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại