Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHà Nội tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình |
Kế hoạch xác định mục tiêu chung và 8 mục tiêu cụ thể trong phòng, chống bạo lực gia đình. Về mục tiêu chung, các cấp, các ngành của thành phố sẽ tập trung nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình tạo chuyển biến về nhận thức, hành động trong phòng, chống bạo lực để từng bước giảm dần bạo lực gia đình, kịp thời hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.
Các mục tiêu cụ thể, thành phố phấn đấu: Trên 40% số hộ gia đình tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề về phòng, chống bạo lực gia đình do UBND cấp xã tổ chức tại các thôn, tổ dân phố. Trên 50% các kênh chương trình truyền hình, cổng thông tin tuyên truyền của thành phố, cổng thông tin điện tử các quận, huyện, thị xã có chuyên mục về phòng, chống bạo lực gia đình được phát sóng và đăng tải thông tin định kỳ.
Thành phố cũng đặt mục tiêu đạt trên 70% người có nguy cơ bị bạo lực gia đình được trang bị kiến thức, kỹ năng về ứng phó khi bị bạo lực gia đình. Trên 95% những người bị bạo lực gia đình khi phát hiện được bảo vệ, trợ giúp pháp lý và chăm sóc sức khỏe. Trên 80% những người có hành vi bạo lực gia đình khi phát hiện được tư vấn, cung cấp kiến thức, kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực.
Cùng với đó, có trên 90% các quận, huyện, thị xã có cộng tác viên dân số thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng. Trên 95% xã, phường, thị trấn duy trì mô hình phòng, chống bạo lực gia đình. Trên 90% người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình các cấp được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về phòng, chống bạo lực gia đình.
Để hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch cũng đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần xây dựng gia đình bình đẳng, no ấm, tiến bộ, hạnh phúc để gia đình thực sự là tế bào của xã hội...
Đặc biệt là tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể, cá nhân, gia đình, cộng đồng dân cư về công tác phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới nhằm tạo chuyển biến về nhận thức, hành động trong phòng, chống bạo lực, từng bước giảm dần số vụ bạo lực gia đình, kịp thời hỗ trợ người bị bạo lực gia đình. Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn thành phố.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại