Cách viết đơn kiện chồng đánh vợ chính xác nhất theo quy định pháp luật

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Cách viết đơn kiện chồng đánh vợ như thế nào? Làm sao để viết đơn kiện chính xác và được tòa chấp nhận? Tất cả có trong bài viết này.

Cách viết đơn kiện chồng đánh vợ chính xác nhất theo quy định pháp luật

Hành vi đánh vợ là một hành động vi phạm luật Hôn nhân và Gia Đình. Tuy nhiên nhiều người vợ vẫn còn trong tư tưởng nhẫn nhịn, chịu đựng hoàn cảnh bị đánh đập, bạo hành trong thời gian dài mà không phản kháng. Điều này thật sự rất nguy hiểm cho cả tinh thần và thể xác của bản thân. Tham khảo ngay cách viết đơn kiện chồng đánh vợ để bảo vệ quyền con người của bản thân mình nhé!

Chồng đánh vợ có vi phạm pháp luật hay không?

Câu trả lời là “Có”. Căn cứ theo quy định tại (Điều 18 Luật chống bạo hành gia đình 2007), khi phát hiện người có hành vi bạo hành gia đình, người tố cáo phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực.

Cơ quan công an, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý, giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.

Tại Khoản 1 - Điều 49 - Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định xử phạt vi phạm về bạo lực gia đình như sau:

" Phạt tiền từ 1.000.000 đồng tới 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình".

Theo đó, hành vi chồng đánh vợ là vi phạm quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình nên chúng ta hoàn toàn có quyền tố cáo chồng.

Cách viết đơn kiện chồng đánh vợ

Về đơn tố cáo bạn cần trình bày những nội dung chính sau: Ai tố cáo? (Bạn đưa tên, địa chỉ của mình); tố cáo ai? (Tên, địa chỉ của chồng); Tại sao tố cáo? ( Bạn trình bày những mâu thuẫn gia đình, hành vi bạo lực gia đình của chồng); Có gì chứng minh ( bạn đưa ra những hình ảnh, thông tin, video...lời làm chứng. Đây chính là những tài liệu, giấy tờ bạn cần nộp khi tố cáo chồng mình).

Hướng dẫn cụ thể cách viết đơn kiện chồng đánh vợ như sau:

Bước 1: Đầu tiên phải có tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Thẩm quyền giải quyết tố cáo bạo hành gia đình được xác định tại (Điều 18 Luật chống bạo hành gia đình 2007).

Bước 2: Tiếp theo là ghi tên, nơi cư trú của người làm đơn (người tố cáo).

Bước 3: Trình bày nội dung tố cáo: lý do, mục đích, yêu cầu giải quyết để cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Tóm tắt diễn biến, hành vi bạo hành của người bị tố cáo (các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian như các hành vi xúc phạm, đánh đập phụ nữ, trẻ em trong gia đình).

Hành vi bạo hành của người bị tố cáo vi phạm quy định pháp luật nào (điểm, khoản, điều của Luật chống bạo hành gia đình 2007 chẳng hạn như chồng đánh bạc đánh đập vợ, chửi bới và bôi nhọ vợ con,…)

Hậu quả của hành vi bạo hành đối với người tố cáo (tổn thương tinh thần, vật chất,…) và chứng minh thiệt hại (giấy khám bệnh của bệnh viện, hồ sơ bệnh án, hóa đơn tiền thuốc,…)

Yêu cầu giải quyết tố cáo (yêu cầu xử lý người bị tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường,…)

Bước 4: Cuối đơn là chữ ký cũng như họ tên đầy đủ của người làm tố cáo.

Bước 5: Trình bày danh mục tài liệu, chứng cứ liên quan kèm theo đơn tố cáo chứng minh nhân dân, hình ảnh, clip chứng minh hành vi bạo hành,… nhằm thuận lợi cho công tác điều tra và đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên.

Trong trường hợp cần suy nghĩ việc có nên nộp đơn kiện hay không, bạn nên xem xét thật kỹ lại rằng: có thực sự phải đưa đơn tố cáo hay không? Liệu có giải pháp nào xử lý tốt hơn không? Nếu như việc bạo hành xảy ra trong thời gian dài, các hành vi có tính chất nặng nề thì cần sự can thiệp của pháp luật ngay.

Trên đây là cách viết đơn kiện chồng đánh vợ, các bạn hãy tham khảo và sử dụng chúng đúng cách nhé!

Gia Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động