Thứ ba 03/10/2023 17:34

Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Vừa qua, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành và các ngân hàng thương mại về giải pháp giảm lãi suất cho vay; tình hình hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp và các giải pháp thời gian tới; kết quả hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Đưa các chính sách thực sự đi vào cuộc sống

Phát biểu ý kiến mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, vừa qua, Chính phủ đã tích cực có chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho DN, mới đây nhất đã ban hành Nghị quyết 58/NQ-CP về một số chính sách, giải pháp hỗ trợ DN; Ngân hàng Nhà nước đã ban hành hai Thông tư theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về mặt thời gian. Thủ tướng nhấn mạnh, quý I/2023 tăng trưởng kinh tế nước ta thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để kinh tế phục hồi nhanh và phát triển bền vững, chúng ta phải đánh giá, đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, trong đó tiếp tục hỗ trợ DN, người dân, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Theo Thủ tướng, trong lúc người dân, DN đang gặp khó khăn, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương phải đồng hành và sử dụng hết các công cụ của Nhà nước để chia sẻ, hỗ trợ, trên tinh thần "hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro". Cần tổ chức thực hiện thật tốt các chính sách đã ban hành, đồng thời xem xét, nghiên cứu ban hành các chính sách mới đột phá, đưa các chính sách thực sự đi vào cuộc sống, các thị trường có thêm nguồn lực, động lực để phát triển, tăng cả tổng cầu, tổng cung, góp phần thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng là: tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư.

Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng sử dụng hết các công cụ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các văn bản đã ban hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về pháp lý; chủ trì tổ chức thực hiện; đồng thời kiểm tra giám sát việc thực thi đảm bảo cụ thể, “việc gì, ở đâu, ai làm, bao giờ có kết quả” đối với thị trường tài chính, thị trường trái phiếu DN, thị trường bất động sản.

Ngân hàng cần tham gia vào hỗ trợ nền kinh tế phát triển

Đối với thị trường tài chính: Hướng dẫn tổ chức tín dụng thực hiện, bảo đảm phù hợp, chặt chẽ, khả thi, hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật và an toàn hệ thống; tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm soát và giảm sát thực hiện chính sách theo quy định pháp luật, hạn chế rủi ro, không để lạm dụng, trục lợi, thất thoát, vi phạm pháp luật; nhất là việc giảm lãi suất huy động và cho vay, bảo đảm cân đối, hài hòa giữa tỷ giá và lãi suất, giữa lãi suất và lạm phát, tăng khả năng tiếp cận vốn, hấp thụ vốn của người dân, DN.

Đối với thị trường trái phiếu DN: Điều quan trọng là phải đưa ra các công cụ, cách thức, phương pháp để các DN phát hành trái phiếu có điều kiện, khả năng thanh toán cho các trái chủ theo đúng quy định của pháp luật; tăng cường niềm tin của thị trường. Bộ Tài chính cần phát huy vai trò chủ động hơn nữa, thảo luận với với DN phát hành trái phiếu và trái chủ để tìm ra tiếng nói chung, giải pháp chung trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ. Đối với thị trường bất động sản, hỗ trợ vốn cho các DN để hoàn thành các công trình, dự án đưa các sản phẩm vào thị trường. Cùng với đó, giải quyết các thủ tục hành chính quy hoạch; DN phải tái cơ cấu lại các phân khúc; sử dụng hiệu quả nguồn vốn 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

Thủ tướng cho rằng các ngân hàng thương mại Nhà nước có lượng tín dụng chiếm đa số trong hệ thống ngân hàng, chi phối lượng tín dụng vận hành trong nền kinh tế; do đó các ngân hàng cần tham gia vào dẫn dắt thị trường tài chính, hỗ trợ nền kinh tế phát triển. Bộ Tài chính sớm hoàn thiện hồ sơ, phương án giảm 2% thuế VAT, giảm tiền thuê đất… để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; khẩn trương hoàn thiện việc đánh giá tác động và đề xuất phương án với việc OECD áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định…

Thủ tướng Chính phủ khẳng định trách nhiệm của Chính phủ là chỉ đạo, điều hành giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; thực hiện chính sách tài khóa hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả; chính sách tiền tệ hợp lý, chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả; cân bằng giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Thủ tướng nhấn mạnh Đảng, Nhà nước xác định “người dân, DN là trung tâm, chủ thể, động lực, nguồn lực của sự phát triển;” trong lúc khó khăn, với phương châm “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ,” Nhà nước bằng công cụ của mình đưa ra các giải pháp hỗ trợ tối đa DN, người dân.
Hà Nội tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư
Hà Nội: Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp chế biến sản phẩm nông sản
Hà Nội đẩy mạnh công tác hỗ trợ kết nối doanh nghiệp trong và ngoài nước
Nguyễn Đăng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Việt Nam mong muốn phát triển quan hệ Đối tác chiến lược sâu sắc hơn với Đức

Việt Nam mong muốn phát triển quan hệ Đối tác chiến lược sâu sắc hơn với Đức

Ngày 2/10/2023, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Stephan Weil (Xơ-tê-phan Vai), Thủ hiến bang Hạ Saxony của Đức, nhân dịp sang thăm Việt Nam.
Xây dựng Thủ đô Hà Nội  - Thành phố đáng sống với hệ giá trị 8 đặc trưng

Xây dựng Thủ đô Hà Nội - Thành phố đáng sống với hệ giá trị 8 đặc trưng

Suốt quá trình phát triển, thành phố (TP) luôn nhận được sự quan tâm, đồng hành, hỗ trợ của lãnh đạo, các chuyên gia, các nhà khoa học, giảng viên của các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn trong công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ trên tất cả các lĩnh vực.
Làm rõ các điểm đặc thù của Thủ đô

Làm rõ các điểm đặc thù của Thủ đô

Sáng 29/9, tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân diễn ra Hội thảo khoa học “Định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Một đô thị thân thiện với cư dân thì không thể tắc nghẽn giao thông

Một đô thị thân thiện với cư dân thì không thể tắc nghẽn giao thông

Góp ý Luật Thủ đô (sửa đổi), ông Đặng Huy Đông - nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quy hoạch và phát triển, có cuộc trao đổi với Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội.
Tọa đàm góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) từ kinh nghiệm quốc tế

Tọa đàm góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) từ kinh nghiệm quốc tế

Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Tọa đàm “Xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô Hà Nội văn hiến, văn minh, hiện đại” - Kinh nghiệm quốc tế và giá trị tham khảo cho Việt Nam.
Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII: Xem xét, quyết định nhiều vấn đề trọng đại

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII: Xem xét, quyết định nhiều vấn đề trọng đại

Sáng 2/10, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng điều hành Phiên khai mạc.
Kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2023 phục hồi khả quan

Kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2023 phục hồi khả quan

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nguyễn Chí Dũng khẳng định, kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2023 tiếp tục phục hồi khả quan, nhiều chỉ tiêu, chỉ số quan trọng,...
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Xây dựng mô hình nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học; Tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ; quy định mới về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 25-29/9/2023.
Tập trung trí tuệ xây dựng Hà Nội sánh tầm khu vực và thế giới

Tập trung trí tuệ xây dựng Hà Nội sánh tầm khu vực và thế giới

Sáng nay (29/9), Hội thảo khoa học Định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra tại trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội với sự tham gia của 350 đại biểu.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động