Thứ sáu 08/11/2024 12:33

Tiềm ẩn nhiều rủi ro trước tình trạng học sinh THPT đi xe máy tới trường

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Dù pháp luật đã quy định về tuổi để được điều khiển xe máy, tuy nhiên vẫn xuất hiện rất nhiều em học sinh đi xe máy tới trường và không đội mũ bảo hiểm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cao.

Điều 21, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có nêu rõ: “Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô. Xử phạt từ 400.000-600.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên”.

Tuy nhiên, mặc kệ các quy định trong Luật, vẫn xuất hiện tình trạng rất nhiều em học sinh tự đi xe máy tới trường. Do các nhà trường cũng quy định cấm học sinh gửi xe máy trong nhà để xe trường, các em sẽ tìm kiếm các điểm gửi xe quanh trường, quán nước, quán trà đá… bất chấp nguy cơ mất an toàn.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro trước tình trạng học sinh THPT đi xe máy tới trường
Tình trạng học sinh đi xe máy tới trường, không đội mũ bảo hiểm và vi phạm giao thông diễn ra rất nhiều ngay từ đầu năm học mới

Việc để các em đi xe máy đến trường xuất phát từ nhu cầu phục vụ việc đi học của các em và nhiều phụ huynh đã sắm phương tiện cho con em mình đến trường như xe đạp điện, xe máy điện, xe máy. Tuy nhiên không phải bậc phụ huynh nào cũng nắm được quy định khắt khe về độ tuổi được điều khiển loại hình phương tiện này.

Tình trạng vi phạm Luật giao thông từ sân trường đến ngoài đường xuất hiện vô cùng nhiều. Học sinh điều khiển xe trên từ 50cc và không đội mũ bảo hiểm tại các trường THPT như Yên Hòa (Cầu Giấy), Chuyên Hà Nội - Amsterdam… diễn ra rất thường xuyên.

Thậm chí, nhiều trường hợp chính phụ huynh đến đón con cũng không yêu cầu con đội mũ, đi ngược chiều, đi ngang rẽ tắt ngang trước cổng trường gây ra nguy hiểm cho chính bản thân, lại vi phạm luật giao thông và làm gương xấu cho chính con em mình.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro trước tình trạng học sinh THPT đi xe máy tới trường
Nhiều phụ huynh đưa con đến trường cũng không yêu cầu con đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều tạo thói quen xấu và gây nguy hiểm cho chính mình cũng như người tham gia giao thông khác

Tháng 9,10 hàng năm luôn là tháng cao điểm về an toàn giao thông cho học sinh vì đây là thời điểm tựu trường của các em. Hiện nay, các nhà trường cũng rất chú trọng vấn đề này, lồng ghép các hoạt động tuyên truyền tới phụ huynh và học sinh như phụ huynh ký cam kết về việc thực hiện quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; lồng ghép nội dung đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông vào trong tiết sinh hoạt lớp, môn Giáo dục công dân…

Trước đó, nằm trong kế hoạch tuyên truyền pháp luật an toàn giao thông cho học sinh các cấp dịp đầu năm học mới, Phòng Cảnh sát Giao thông - CATP Hà Nội đã đồng loạt tổ chức tuyên truyền cho các em học sinh cấp 1, cấp 2 và cấp 3 tại địa bàn thành phố.

Nội dung tuyên truyền đến các em về việc học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe máy đến trường; học sinh không được đi xe đạp dàn hàng ngang, đùa nghịch dưới lòng đường, lạng lách, đánh võng; không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; vượt đèn đỏ; tình trạng ùn tắc trước cổng trường trong giờ vào học, giờ tan trường,…

Đa dạng các hình thức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cho học sinh Đa dạng các hình thức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cho học sinh
Thiếu những chương trình giáo dục pháp luật gắn với tâm sinh lý học sinh Thiếu những chương trình giáo dục pháp luật gắn với tâm sinh lý học sinh
Kim Quyên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động