Tích cực triển khai công tác truyền thông chính sách
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHội đồng PHPBGDPL Trung ương phối hợp Sở Tư pháp Hà Nội tổ chức toạ đàm trao đổi tình hình triển khai công tác PBGDPL và việc thực hiện Đề án 407. |
Tăng cường công tác tuyên truyền
Bà Phạm Thị Thanh Hương - Phó GĐ Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng PHPBGDPL TP cho biết, qua 01 năm thực hiện Đề án 407, các đơn vị thuộc TP Hà Nội với vai trò là cơ quan chủ trì soạn thảo VBQPL trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao và điều kiện, tình hình thực tiễn đã chủ động lựa chọn những văn bản pháp luật có tác động lớn tới đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Nhân dân trên địa bàn TP, được dư luận quan tâm đẩy mạnh tuyên truyền trên Cổng/Trang thông tin điện tử của đơn vị.
Từ tháng 9/2022 đến nay, Sở TT&TT đã ban hành 156 công văn đề nghị các cơ quan báo, đài, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của TP, trong đó có nhiều chủ trương, chính sách của Trung ương và TP có tác động, ảnh hưởng lớn.
Sở Tư pháp - Cơ quan Thường trực của Hội đồng PHPBGDPL TP đã chủ trì tổ chức tập huấn cho hơn 270 báo cáo viên pháp luật; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho công chức pháp chế ở các Sở, ban, ngành, đơn vị TP, cán bộ các ban của HĐND TP về kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác xây dựng VBQPPL.
UBND quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp huyện và tuyên truyền viên pháp luật cấp xã thuộc phạm vi quản lý về kiến thức, kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách để thực hiện truyền thông chủ động, linh hoạt, hiệu quả.
Nhiều dự thảo chính sách có tác động lớn từ xã hội được TP tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trên Cổng giao tiếp điện tử TP Hà Nội. Trang thông tin của Hội đồng PHPBGDPL TP đưa một chuyên mục “Góc nhìn” thường xuyên thông tin về dự thảo chính sách của Trung ương và TP, tuyên truyền tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn TP.
Sở TT&TT đã thiết lập và duy trì các nhóm phóng viên tuyên truyền; cung cấp thông tin cho báo chí dưới nhiều hình thức; chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở hơn 579 đài truyền thanh, xã, phường, thị trấn và 19 Trung tâm văn hóa thể thao có truyền thanh cấp huyện thực hiện công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách đến người dân; Sở Tư pháp đã phối hợp với nhiều cơ quan báo, đài của Trung ương và TP để tuyên truyền truyền thông chính sách đến người dân.
Tích cực triển khai các hoạt động truyền thông chính sách
Năm 2022, TP tích cực thực hiện truyền thông chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Xác định là nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của TP Hà Nội, đồng thời đây cũng là triển khai việc thực hiện Đề án 407 và kế hoạch của UBND TP Hà Nội nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức, hiểu đúng và tạo sự đồng thuận của các cơ quan, đơn vị Trung ương và địa phương, tổ chức, DN, Nhân dân trong và ngoài nước và đặc biệt là Nhân dân Thủ đô về xây dựng chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi);
Phát huy vai trò chủ động của chính quyền TP Hà Nội, sự huy động của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp tích cực của các cơ quan Trung ương, địa phương trong nước, DN, Nhân dân và toàn xã hội trong xây dựng, hoàn thiện các chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) để hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc Hội ban hành.
Theo bà Phạm Thị Thanh Hương, để thực hiện có hiệu quả việc tăng cường thông tin, truyền thông dự thảo chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), Sở Tư pháp đã tham mưu UBND TP đưa nội dung tuyên truyền dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trong các kế hoạch hằng năm về công tác tuyên truyền PBGDPL của UBND TP.
Tham mưu UBND TP ban hành ký kế hoạch tăng cường thông tin, tuyên truyền dự thảo chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Trong đó, giao trách nhiệm cho từng Sở, ngành, đơn vị tổ chức thông tin, truyền thông dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và dự thảo chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) theo từng lĩnh vực.
Xác định chính sách truyền thông là tập trung vào sự cần thiết xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); quan điểm, định hướng xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); mục đích, ý nghĩa của việc Luật Thủ đô (sửa đổi); các chính sách đề xuất Luật Thủ đô (sửa đổi); sức lan tỏa, tác động xã hội của Luật Thủ đô (sửa đổi) tới xã hội, tới hệ thống chính trị Trung ương và địa phương cả nước, các cơ quan, ban, bộ, Nhân dân thủ đô;
Các sự kiện chính trị, pháp lý, các hoạt động tiêu biểu của Trung ương, TP, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); các diễn đàn pháp luật về các chính sách đề suất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); các hội thảo, tọa đàm về các chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)…
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại